Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham qua
(Sóng trẻ) - Sáng 19/6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức khai trương nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 70 năm Ngày thành lập Hội nhà báo Việt Nam, 156 năm Ngày xuất bản Tờ báo Tiếng Việt đầu tiên.

Các đại biểu, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cắt băng khai trương Bảo tàng Báo chí
Với không gian rộng gần 1.500m2 cùng nhiều hiện vật, sản phẩm trưng bày phong phú, Bảo tàng Báo chí hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho khách đến tham quan cũng như sưu tầm tài liệu quý về báo chí.

Xuất phát từ tâm huyết muốn giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí và được Thủ tướng phê duyệt quyết định thành lập vào ngày 28-7-2017.

Chiếc loa đại phát ở vĩ tuyến 17, với công suất 500W, có thể truyền xa đến 10km.
Bảo tàng Báo chí mất đến hơn ba năm chuẩn bị, với hơn 1000 ngày để triển khai các dự án thành phần là Dự án Trưng bày Bảo tàng, Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu, Dự án Tuyển dụng và đào tạo nhân sự bảo tàng.

Những chiếc xe đạp thồ là phương tiện vận chuyển tờ báo thời chiến. Bên cạnh là chiếc máy in Typo, hiện vật duy nhất còn lại gắn với thời kỳ hoạt động hơn nửa thế kỷ trước của Nhà in Việt Lập.
Hiện tại, dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu hiện đã và đang tiếp tục triển khai sưu tầm trên 20.000 hiện vật, tài liệu, được tập hợp và bảo quản tại Kho cơ sở của Bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử Báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.

Khu vực triển lãm, trưng bày hình ảnh về chuyên đề Báo Xuân và Hội báo

“Đây là nơi các nhà báo trẻ, các thế hệ nhà báo có thể đến để học tập, chiêm nghiệm và tự hào về báo chí, đặc biệt là về báo chí cách mạng Việt Nam. Chúng ta có thể nhìn thấy tinh thần dấn thân, hy sinh của các nhà báo” - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hồ Quanh Lợi chia sẻ.

Mỗi nhà báo là một chiến sĩ ở trên mặt trận tư tưởng của Đảng, đồng thời cũng là một chiến sĩ thực cách mạng thụ hoạt động trên chiến trường ác liệt.

Những hình ảnh, câu chuyện về báo chí thời chiến thu hút nhiều khách tham quan

Nài tham quan, bảo tàng còn là nơi để mọi người sưu tầm những tài liệu quý về báo chí
Bảo tàng Báo chí Việt Nam được trình bày theo 5 giai đoạn nổi bật của nền báo chí Việt Nam: Giai đoạn với những dấu mốc đầu tiên 1865-1925, giai đoạn 1925-1945, Báo chí chiến khu gia đoạn 1945-1954, Làm báo dưới hầm giai đoạn 1954-1975, Báo chí đổi mới cùng đất nước giai đoạn 1975 đến nay.
Thanh Hoa
Cùng chuyên mục
Bình luận