Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Nơi lưu giữ dấu ấn cuộc đời

(Sóng trẻ) - Các hiện vật, tư liệu gốc tái hiện cuộc đời, sự nghiệp cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên được lưu giữ tại Bảo tàng mang tên ông tại Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội).

1.jpg
Mỗi viên gạch, gốc cây phía bên ngoài sân bảo tàng đều được chăm sóc kỹ lưỡng trong mảnh vườn mang tên “Vườn ký ức”.(Ảnh: Vy Anh)

Bảo tàng gồm 4 chủ đề chính, bố trí trên 4 tầng của tòa nhà: "Nền tảng gia đình"; "Tuổi trẻ của bố mẹ"; "Bố chúng tôi – một nhà bác học" và "Bố chúng tôi – một người hành động". Dọc theo cầu thang là 36 sự kiện xã hội chính trị trong nước và thế giới gắn với cuộc đời của ông Nguyễn Văn Huyên. 

2-anh-bia.jpg
Tầng 1 trưng bày tượng đúc đồng cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và phu nhân Vi Kim Ngọc cùng bảng phả hệ gia đình. (Ảnh: Vy Anh)

Nói về ý tưởng xây dựng bảo tàng, ông Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên chia sẻ: “Năm 2010, tôi cùng vợ có cơ hội đến thăm bảo tàng Anne Frank (Hà Lan) kể về một cô gái người Do Thái sống chui lủi trên tầng năm của một căn hộ trong suốt ba năm để tránh Phát-xít Đức truy bắt. Ngày nào cô gái cũng viết nhật ký kể lại những gì cô trải qua. Sau này, bố của cô đã tìm thấy cuốn nhật ký và biến căn hộ đó thành một bảo tàng. Khoảnh khắc đó đã khiến tôi suy nghĩ rằng với câu chuyện của bố mẹ tôi, nếu không được 'kể' lại bằng ngôn ngữ bảo tàng thì thật đáng tiếc”. 

3.jpg
Ông Nguyễn Văn Huy là người kết nối bảo tàng với công chúng. (Ảnh: Vy Anh)
4.jpg
Những bức ảnh gia đình ông Huyên. (Ảnh: Vy Anh)
5.jpg
Chiếc đồng hồ in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng ông sau thắng lợi Hội nghị Giơ-ne-vơ. (Ảnh: Vy Anh)
Những tư liệu học tập ở Pháp của cố bộ trưởng như thẻ thư viện, sổ ghi chép... cũng được trưng bày. (Ảnh: Vy Anh)
Những tư liệu học tập ở Pháp của cố Bộ trưởng như thẻ thư viện, sổ ghi chép... cũng được trưng bày. (Ảnh: Vy Anh)
8.jpg
Áp phích cứng in toàn bộ chứng chỉ, luận văn,..do cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên nghiên cứu (Ảnh: Vy Anh)
9.jpg
 Bàn làm việc, bức thư riêng của Hồ Chủ tịch là những hiện vật đặc biệt của Bảo tàng. (Ảnh: Vy Anh)
10.jpg
Ông Huyên trong vai trò cố vấn đoàn cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Fontainebleau năm 1946, (đứng thứ hai từ trái qua). (Ảnh: Vy Anh)
11.jpg
Những tài liệu gắn với nền giáo dục Việt Nam do ông thực hiện. (Ảnh: Vy Anh)

Những năm qua, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên luôn không ngừng cố gắng đổi mới cách trưng bày, tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng, sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Ông Nguyễn Văn Huyên (1905 – 1975). Ông là GS.TS, nhà Sử học, nhà Dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam; từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN