Bí quyết học dành cho các bạn tân sinh viê
( Sóng Trẻ) - “Học giả thi thật” là câu nói nửa đùa nửa thật khi nói về việc học đại học. Nhiều tân sinh viên khi bước vào đại học không khỏi bỡ ngỡ với cách học ở môi trường mới. Học như thế nào mới đúng phương pháp và đạt kết quả cao trong học tập? Sóng trẻ xin gửi đến các bạn một vài bí quyết học hiệu quả.
Thay đổi suy nghĩ
Khi bước chân vào cánh cổng ĐH, việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải thay đổi suy nghĩ khi học. Nếu trước kia, khi học ở môi trường phổ thông chúng ta thường hay nghĩ “học để thi” thì giờ đây khi bước chân vào môi trường ĐH, các bạn cần phải thay đổi tư duy. Chúng ta học là để có kiến thức và kiến thức mà chúng ta học được, tích lũy được sẽ là nền tảng phục vụ cho công việc của các bạn sau này.
Nhất là đối với sinh viên trường Báo thì kiến thức sâu rộng là điều vô cùng cần thiết. Tôi còn nhớ khi mới bước chân vào cánh cổng ĐH, thầy Đỗ Chí Nhiệm - Trưởng khoa PTTH đã nói với chúng tôi rằng: “Một trong ba cái cần của nhà báo đó chính là nhà báo cần phải có kiến thức như một nhà tổng thống” vì vậy việc học để tích lũy kiến thức là điều vô cùng quan trọng.
Chủ động trong học tập
Là học sinh chúng ta đã quá quen thuộc với kiểu “cô đọc trò chép”, nghe cô giáo giảng, đọc, rồi ghi chép lại đó gần như là phong cách dạy ở hết các trường phổ thông. Cô giáo sẽ kèm cặp, sẽ nhắc nhở chúng ta từng ly, từng tý và tất cả những kiến thức của các bạn học gần như đã gói gọn trong bộ sách giáo khoa, ít khi chúng ta tìm kiếm thêm tư liệu ở bên nài. Nói một cách chính xác là chúng ta “ thụ động” trong học tập.
Nhưng giờ đây phương pháp học ở môi trường ĐH hoàn toàn khác. Các bạn phải hoàn toàn chủ động trong mọi chuyện, từ chuyện mua giáo trình đến việc nghe giảng và ghi chép.
Kiến thức của một môn học không chỉ gói gém trong một cuốn sách, và các bạn cũng phải hoàn toàn chủ động trong việc mua, mượn giáo trình. Hơn nữa thầy cô sẽ không đọc cho các bạn ghi chép, mà chúng ta phải tự nghe, tự chắt lọc lấy ý chính và tự ghi để làm nền tảng kiến thức riêng cho mình. Đừng ỷ lại vào thầy cô và giáo trình, bởi sẽ có những kiến thức rất hay mà trong giáo trình không đề cập đến mà các bạn phải chủ động tìm kiếm thêm ở bên nài.
Học tư duy, phản biện
Lớp học là môi trường để các bạn rèn luyện khả năng nói của mình, giúp các bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Vì vậy, đừng ngần ngại khi giơ tay phát biểu. Và điều quan trọng là các bạn phải có tư duy và phản biện, đây là một điều vô cùng thú vị.
Trước khi đến lớp các bạn nên dành thời gian để đọc trước giáo trình sau đó chăm chú nghe giảng và phát hiện ra vấn đề, cần nhìn nhận nó sai hay đúng để các bạn có thể đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân của mình và thầy cô sẽ là người giải đáp.
Khi tư duy phản biện sẽ khiến trí não của bạn phát triển hơn rất nhiều, tránh được tâm lý thụ động và ỉ lại trong học tập. Hơn nữa, khi các bạn tư duy phản biện và nhận được lời giải đáp sẽ khiến kiến thức của bạn được nhớ lâu và kỹ hơn chỉ chăm chú ngồi nghe và ghi chép.
Học cách làm việc theo nhóm
Ở môi trường ĐH cũng rất khác biệt ở chỗ đó là các bạn phải làm việc theo nhóm nhiều hơn. Tùy vào mỗi môn học, tiết học thầy cô có thể chia các bạn ra 3, 4, 5 người một nhóm. Các bạn trong nhóm phân công công việc, cùng nhau tìm tài liệu, cùng nhau đưa ra ý kiến để kết quả cuối cùng là có được một sản phẩm hoàn chỉnh. Cách làm này sẽ giúp các bạn đoàn kết hơn, hiểu nhau hơn và cùng nhau tiến bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm việc được theo nhóm, bởi có sẽ có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề mà các bạn bàn luận. Nhưng các bạn phải làm quen và thích nghi với cách học này.
Làm việc nhóm không có nghĩa là các bạn ỷ lại, thụ động mà chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và làm việc nhóm là các bạn đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân và bảo vệ ý kiến của mình. Tuy nhiên, trên tinh thần cùng nhau xây dựng, đóng góp, chứ không phải cứ khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình một cách thái quá. Đây cũng chính là lúc mà các bạn được rèn luyện kỹ năng mềm trong giao tiếp và học được cách ứng xử với bạn bè.
Đọc sách
M. rki đã từng nói rằng : “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách tôi khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nói như vậy để thấy rằng mỗi cuốn sách mở ra cho chúng ta những chân trời mới, là kho kiến thức khổng lồ của nhân loại.
Khi mới bước chân vào cổng trường ĐH, nhiều bạn vẫn mang trong mình tâm lý “xả hơi”, cộng thêm việc tụ tập cùng bạn bè mới và bị cuốn đi bởi các trang mạng xã hội như Facebook khiến các bạn rất dễ sa sút trong học tập và “tụt dốc không phanh”. Bởi vậy những lúc rảnh rỗi các bạn nên đọc sách.
Đọc sách không bao giờ thừa thãi, mỗi cuốn sách là một câu chuyện. Thông qua việc đọc sách các bạn sẽ tích lũy được rất nhiều những điều hay và kiến thức mới. Đây cũng được coi là cách giúp các bạn tự học thông qua sách.
Trên đây là một vài bí quyết học mà bản thân tôi đã tích lũy được sau hơn hai năm ngồi ở giảng đường ĐH. Có thể nó chưa được trọn vẹn và bao hàm tất cả song đây là những phương pháp học rất hay và có hiệu quả. Hi vọng rằng phương pháp học mới này sẽ phần nào giúp các bạn thoát khỏi những bỡ ngỡ và đạt được một kết quả thật cao trong năm học mới này!
Thay đổi suy nghĩ
Khi bước chân vào cánh cổng ĐH, việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải thay đổi suy nghĩ khi học. Nếu trước kia, khi học ở môi trường phổ thông chúng ta thường hay nghĩ “học để thi” thì giờ đây khi bước chân vào môi trường ĐH, các bạn cần phải thay đổi tư duy. Chúng ta học là để có kiến thức và kiến thức mà chúng ta học được, tích lũy được sẽ là nền tảng phục vụ cho công việc của các bạn sau này.
Nhất là đối với sinh viên trường Báo thì kiến thức sâu rộng là điều vô cùng cần thiết. Tôi còn nhớ khi mới bước chân vào cánh cổng ĐH, thầy Đỗ Chí Nhiệm - Trưởng khoa PTTH đã nói với chúng tôi rằng: “Một trong ba cái cần của nhà báo đó chính là nhà báo cần phải có kiến thức như một nhà tổng thống” vì vậy việc học để tích lũy kiến thức là điều vô cùng quan trọng.
Chủ động trong học tập
Là học sinh chúng ta đã quá quen thuộc với kiểu “cô đọc trò chép”, nghe cô giáo giảng, đọc, rồi ghi chép lại đó gần như là phong cách dạy ở hết các trường phổ thông. Cô giáo sẽ kèm cặp, sẽ nhắc nhở chúng ta từng ly, từng tý và tất cả những kiến thức của các bạn học gần như đã gói gọn trong bộ sách giáo khoa, ít khi chúng ta tìm kiếm thêm tư liệu ở bên nài. Nói một cách chính xác là chúng ta “ thụ động” trong học tập.
Nhưng giờ đây phương pháp học ở môi trường ĐH hoàn toàn khác. Các bạn phải hoàn toàn chủ động trong mọi chuyện, từ chuyện mua giáo trình đến việc nghe giảng và ghi chép.
Kiến thức của một môn học không chỉ gói gém trong một cuốn sách, và các bạn cũng phải hoàn toàn chủ động trong việc mua, mượn giáo trình. Hơn nữa thầy cô sẽ không đọc cho các bạn ghi chép, mà chúng ta phải tự nghe, tự chắt lọc lấy ý chính và tự ghi để làm nền tảng kiến thức riêng cho mình. Đừng ỷ lại vào thầy cô và giáo trình, bởi sẽ có những kiến thức rất hay mà trong giáo trình không đề cập đến mà các bạn phải chủ động tìm kiếm thêm ở bên nài.
Học tư duy, phản biện
Lớp học là môi trường để các bạn rèn luyện khả năng nói của mình, giúp các bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Vì vậy, đừng ngần ngại khi giơ tay phát biểu. Và điều quan trọng là các bạn phải có tư duy và phản biện, đây là một điều vô cùng thú vị.
Trước khi đến lớp các bạn nên dành thời gian để đọc trước giáo trình sau đó chăm chú nghe giảng và phát hiện ra vấn đề, cần nhìn nhận nó sai hay đúng để các bạn có thể đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân của mình và thầy cô sẽ là người giải đáp.
Khi tư duy phản biện sẽ khiến trí não của bạn phát triển hơn rất nhiều, tránh được tâm lý thụ động và ỉ lại trong học tập. Hơn nữa, khi các bạn tư duy phản biện và nhận được lời giải đáp sẽ khiến kiến thức của bạn được nhớ lâu và kỹ hơn chỉ chăm chú ngồi nghe và ghi chép.
Học cách làm việc theo nhóm
Ở môi trường ĐH cũng rất khác biệt ở chỗ đó là các bạn phải làm việc theo nhóm nhiều hơn. Tùy vào mỗi môn học, tiết học thầy cô có thể chia các bạn ra 3, 4, 5 người một nhóm. Các bạn trong nhóm phân công công việc, cùng nhau tìm tài liệu, cùng nhau đưa ra ý kiến để kết quả cuối cùng là có được một sản phẩm hoàn chỉnh. Cách làm này sẽ giúp các bạn đoàn kết hơn, hiểu nhau hơn và cùng nhau tiến bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm việc được theo nhóm, bởi có sẽ có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề mà các bạn bàn luận. Nhưng các bạn phải làm quen và thích nghi với cách học này.
Làm việc nhóm không có nghĩa là các bạn ỷ lại, thụ động mà chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và làm việc nhóm là các bạn đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân và bảo vệ ý kiến của mình. Tuy nhiên, trên tinh thần cùng nhau xây dựng, đóng góp, chứ không phải cứ khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình một cách thái quá. Đây cũng chính là lúc mà các bạn được rèn luyện kỹ năng mềm trong giao tiếp và học được cách ứng xử với bạn bè.
Đọc sách
M. rki đã từng nói rằng : “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách tôi khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nói như vậy để thấy rằng mỗi cuốn sách mở ra cho chúng ta những chân trời mới, là kho kiến thức khổng lồ của nhân loại.
Khi mới bước chân vào cổng trường ĐH, nhiều bạn vẫn mang trong mình tâm lý “xả hơi”, cộng thêm việc tụ tập cùng bạn bè mới và bị cuốn đi bởi các trang mạng xã hội như Facebook khiến các bạn rất dễ sa sút trong học tập và “tụt dốc không phanh”. Bởi vậy những lúc rảnh rỗi các bạn nên đọc sách.
Đọc sách không bao giờ thừa thãi, mỗi cuốn sách là một câu chuyện. Thông qua việc đọc sách các bạn sẽ tích lũy được rất nhiều những điều hay và kiến thức mới. Đây cũng được coi là cách giúp các bạn tự học thông qua sách.
Trên đây là một vài bí quyết học mà bản thân tôi đã tích lũy được sau hơn hai năm ngồi ở giảng đường ĐH. Có thể nó chưa được trọn vẹn và bao hàm tất cả song đây là những phương pháp học rất hay và có hiệu quả. Hi vọng rằng phương pháp học mới này sẽ phần nào giúp các bạn thoát khỏi những bỡ ngỡ và đạt được một kết quả thật cao trong năm học mới này!
Nguyễn Thị Huyền.
Phát thanh K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(ảnh: Nguồn Internet)
Phát thanh K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(ảnh: Nguồn Internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận