Burnout: Khi sự mệt mỏi không chỉ còn là trạng thái nhất thời

(Sóng trẻ) - “Chắc mình chỉ đang mệt một chút thôi” - lời tự trấn an quen thuộc của người trẻ trước những lần cơ thể kiệt sức. Nhưng khi sự mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đó có thể là dấu hiệu của “burnout”- hội chứng kiệt sức.

Những điều cần biết về burnout

Khái niệm “burnout” (kiệt sức) lần đầu tiên được nhà tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger đưa ra vào những năm 1970, nhằm lý giải hiện tượng con người phải trả một cái giá khắc nghiệt về sức lực và tinh thần để đạt được những thành tựu lớn lao. Đến năm 1999, ông tái định nghĩa “burnout” như một trạng thái mất hoàn toàn động lực, đặc biệt khi những nỗ lực không mang lại kết quả tương xứng; khiến con người rơi vào vòng luẩn quẩn của hoài nghi và chán nản.

Năm 2011, một nghiên cứu tiếp tục nhấn mạnh rằng, “burnout” không chỉ là phản ứng của cảm xúc trước áp lực công việc kéo dài mà còn là vấn đề sức khỏe tinh thần đáng báo động; với những hệ quả có thể lan sang cả thể chất, làm suy giảm chất lượng cuộc sống một cách toàn diện. 

Khác với stress, “burnout” là trạng thái kéo dài, bao gồm sự kiệt quệ về cảm xúc, cảm giác vô nghĩa và hoài nghi chính bản thân, dẫn đến mất động lực và thiếu hụt năng lượng, thậm chí, nó còn kéo theo cả việc bỏ bê bản thân. Người gặp phải Burnout có thể mất hứng thú với những việc từng đam mê và không còn đủ năng lượng để bắt đầu, họ dễ cáu gắt, thu mình khỏi các mối quan hệ, thậm chí là rơi vào trầm cảm nếu không thoát khỏi trạng thái này trong khoảng thời gian dài.

“Burnout” không ngoại trừ bất kỳ ai. Một nhân viên mới cố gắng chứng minh năng lực với cấp trên; một freelancer gồng gánh nhiều dự án với mong cầu kiếm sống; một bạn sinh viên, vừa tham gia nhiều hoạt động ở câu lạc bộ, vừa đi làm thêm vừa giữ thành tích tốt trong học tập… Tất cả đều có thể không may gặp trạng thái burnout.

Sinh viên và những áp lực vô hình dẫn đến vòng xoáy burnout

Bạn Ngọc Linh - sinh viên năm 4 ngành Xã hội Phát triển, trường Đại học Hà Nội cho biết: “Khoảng thời gian năm ba đại học, mình vừa học trên trường, vừa thực tập, rồi còn làm thêm buổi tối, chưa kể mình rất thích tiếng Pháp và luôn dành thời gian học thêm ngoại ngữ nữa. Lúc đó, lịch mỗi ngày đều kín đặc, đến mức mình cảm thấy việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng chỉ là phụ, cảm thấy lãng phí thời gian khi dành thời gian nghỉ ngơi. Nhưng điều mệt nhất không phải thể chất mà là cảm giác tâm trí trống trải vì không biết mình đang cố vì điều gì".

Ngọc Linh cũng chia sẻ, có những sáng thức dậy, dù không sốt, không bệnh, nhưng bản thân chỉ muốn nằm lì. Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa dù trước đó từng rất yêu thích công việc và ngành học của mình. Đó là lúc cô nàng nhận ra không chỉ đang mệt mà là kiệt sức thật sự. Và điều đáng sợ nhất là lúc đó, Linh không có năng lượng để giải thích với ai, cũng không biết nhờ ai giúp. Chỉ đơn giản là thấy bản thân như một chiếc điện thoại hết pin mà không tìm được ổ cắm sạc.

z6522244771274_7b4404de96cc0db22d74a77f3dad56d7.jpg
Bạn Ngọc Linh đã từng trải qua giai đoạn burnout và từng cảm thấy cuộc sống vô nghĩa. (Ảnh: Bảo Châu)

 

 

Biểu hiện rõ nét nhất của burnout ở các bạn sinh viên là sự mệt mỏi về cả cơ thể và tâm trí. Họ vẫn có thể cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã ngủ đủ giấc, kéo theo tình trạng mệt mỏi triền miên. Những triệu chứng bắt đầu xuất hiện như đau đầu, căng cơ, đau dạ dày do bắt đầu những thói quen tiêu cực như ăn uống mất kiểm soát, thức khuya thường xuyên. Burnout còn kéo theo những biến đổi tiêu cực về cảm xúc, dễ cáu kỉnh, thường xuyên nổi giận, mất niềm tin vào năng lực của bản thân, hoài nghi và tự ti. 

Một điều cần được nhìn nhận khách quan hơn, đó là burnout không phải là “yếu đuối” hay “thiếu kỹ năng sống” như nhiều người lầm tưởng, mà là một phản ứng của cơ thể và tâm trí, mang tính tâm lý - sinh học, là việc phải đối mặt với trạng thái chịu đựng với điều gì đó quá sức, những áp lực vô hình trong thời gian dài.

Đối mặt với burnout, giải pháp không chỉ nằm ở việc nghỉ ngơi hay “tạm ngắt kết nối” với những năng lượng không phù hợp mà cần là một quá trình nhìn nhận lại giá trị của bản thân. Đó là sự cho phép bản thân được sống chậm lại, để nhìn ngắm cuộc đời, để lắng nghe cơ thể và tâm trí. Đồng thời, cần có một xã hội lành mạnh, biết lắng nghe và sẻ chia, biết trò chuyện và yêu thương những cảm xúc tự nhiên của con người.

Burnout không phải là một cơn bão đến rồi sẽ đi. Nó âm thầm bào mòn năng lượng sống của một thế hệ đang phải gồng mình trưởng thành trước những thay đổi chóng mặt của tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc thẳng thắn đối mặt với burnout như một vấn đề cần được chia sẻ và cảm thông. Bởi chỉ khi dám đối diện với trạng thái tâm lý burnout của bản thân, con người mới thực sự có cơ hội để bắt đầu lại, với một tinh thần và cơ thể được yêu thương đúng cách.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN