Can đảm chọn nghề báo – Liệu sau này nghề báo có chọn tôi?

(Sóng Trẻ) - Ai cũng bảo con gái làm báo vất vả lắm, cực nhọc lắm, cái nghề đi sớm về khuya, nguy hiểm, gian nan đủ cả, chẳng có thời gian chăm lo gia đình và bản thân, rồi đến khi mỏi chân dừng lại, mới thấy hối tiếc vì đã đi quá xa.

Con đường tôi đến với Báo chí cũng lắm thay những bất ngờ, gập ghềnh. Tôi chọn báo chí bằng tất cả sự can đảm của một cô gái mới lớn đứng trước những ngã rẽ lựa chọn. 

Cấp 3, thi vào trường chuyên: thiếu điểm! Cứ ngỡ mình sẽ rơi mãi xuống đáy của nỗi tuyệt vọng và chán nản nếu như không có danh sách đỗ bổ sung. Trở thành học sinh chuyên văn lúc ấy thực sự là một điều kì diệu quá lớn!
Thi đại học: thiếu điểm! Nếu không có giải quốc gia, chẳng biết giờ này số phận đưa tôi lang bạt nơi nào?

Thế nên để bước chân được vào Học viện Báo Chí, trở thành sinh viên báo chí với tôi, thực sự là một kì tích, một điều kì diệu mà chẳng bao giờ tôi nghĩ mình có thể chạm tay tới, như sau cơn mưa, bất chợt chạm tay tới cầu vồng!

Đam mê truyền hình trong tôi được nhen nhóm chẳng biết từ bao giờ, đơn giản hồi ấy, tôi thích làm MC, thích được cầm micro tít mắt nói cười trước mọi người, thích được lên tivi, để mọi người đều nhìn thấy mình mà trầm trồ khen ngợi, như mỗi lần xem thời sự, cả nhà tôi ai cũng chăm chú nghe cô biên tập viên nói từng câu, rồi bố còn bảo: “Con gái bố mà lên tivi chắc cũng xinh đẹp và oai như thế!”

f233d9223_142.jpg

Tôi đã can đam lựa chọn Nghề báo 


Đăng kí thi đại học, thầy chủ nhiệm ngỡ ngàng khi bên cạnh tên tôi nắn nót ghi dòng chữ: Nguyện vọng 1: Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi cũng ngỡ ngàng với quyết định của chính mình, bởi lẽ, tôi đã từng viết trong tấm thiệp mừng sinh nhật thầy năm lớp 11 rằng: "Thầy đã truyền cho em niềm tin về nghề sư phạm. Em muốn trở thành một giáo viên dạy văn tận tâm như thầy!". Tôi nhớ rõ lắm, và tôi đã cầm cái bút chặt đến nỗi như muốn gãy đôi ra khi đắn đo đặt bút viết, giây phút ấy trái tim tôi như đông cứng lại, nước mắt tôi như muốn ứa ra, tôi không hiểu cái gì đang đè nặng trong mình như vậy, tôi sợ thầy buồn nhưng tôi phải quyết định con đường của tôi!


Bố mẹ tôi đồng ý với sự lựa chọn của tôi, dù tôi biết chẳng ai trong gia đình muốn tôi dấn thân vào cái nghề báo! Con gái làm báo - cụm từ nặng nề và nhiều khiến tôi nghĩ suy thật nhiều. 


Tôi đặt chân vào trường báo với một tâm thế vừa ngưỡng vọng, vừa khao khát, vừa tự ti... Giấy báo nhập học cầm trên tay run rẩy, tôi vẫn không tin nổi tại sao mình lại có mặt ở đây, mình sẽ học gì, sẽ làm gì khi không phải là một cô giáo dạy văn dịu dàng với cây phấn trắng?


Nhưng bây giờ thì tôi biết rõ lắm, những điều mơ hồ của 2 năm trước lúc này trở nên rất rõ ràng. Tôi biết mình sẽ trở thành ai - một cô phóng viên với cái máy ảnh, cây bút, cuốn sổ, lúc nào cũng bận rộn, hối hả, trái tim nóng và cái đầu lạnh... Thế nhưng...


Thật đáng tiếc khi những hoài bão và khát khao trong tôi 2 năm về trước cứ ngày một nhạt nhòa dần, vơi bớt dần và nguội đi dần... Tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, chưa nỗ lực hết sức và chưa dám thử thách chính bản thân mình, để rồi đến bây giờ, tôi vẫn còn hoang mang trước bao nhiêu ngưỡng cửa, cái túi chứa kinh nghiệm của tôi vẫn còn vơi quá, vẫn còn ít ỏi quá, so với bao nhiêu bạn bè của mình!


Có nhiều lúc tôi rơi vào trạng thái mơ hồ, thậm chí hoảng hốt, khi nhận ra quỹ thời gian của mình còn lại quá ít ỏi, vậy mà tôi chưa học được nhiều, chưa làm được nhiều, để ra dáng là một sinh viên báo chí!

Ngày báo chí Việt Nam, 2 năm nay, bố đều nhắn tin chúc con gái- nữ nhà báo tương lai sớm thành công và trở thành nữ nhà báo thực thụ. Cảm thấy hổ thẹn vô cùng khi vẫn chưa thể thực hiện dù chỉ một phần nhỏ nào đó lời hứa của mình!

Quãng đường phía trước còn dài, đã chấp nhận chọn nghề báo thì phải có bản lĩnh hơn nữa, bớt mơ mộng đi và dám nhìn thẳng vào sự thật, dám thử thách, dám đương đầu...chứ không phải cứ rụt rè chui sâu trong cái vỏ ốc của chính mình...

Mỗi ngày qua đi, tôi đều tự vấn mình đã làm được gì, bản thân cần nỗ lực và hoàn thiện thế nào để chạm vào gần hơn cái ước mơ của mình. Người ta vẫn nói với báo chí, là “Nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”.
Ước mơ tuổi trẻ với nghề báo đã thử thách lòng can đảm của tôi ngay từ khi lựa chọn. Liệu nghề báo sẽ chọn tôi chứ? Câu trả lời hẳn phải nằm từ chính tôi, ở đam mê và những bước đi có kế hoạch.

Chúc những sinh viên báo chí, những người bạn của tôi sớm thành công với con đường mình đã chọn. Nếu có đôi lúc hối hận vì đã chọn nghề báo, hãy tìm thật nhiều lí do để níu giữ mình lại, đã lựa chọn rồi thì đừng bao giờ hối hận!
 
Phạm Việt Hồng
Truyền Hình K31-A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN