Tọa đàm: Tử tế và báo chí

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 14/09, viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tử tế-Báo chí” tại Café Sách số 52, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Tuần tử tế” do iSEE tổ chức ở Hà Nội. Ba diễn giả tham gia chương trình gồm: nhà báo Lê Quốc Minh - tổng biên tập báo Vietnamplus; nhà báo Trần Việt Hưng- ủy viên BCH báo Thanh Niên và nhà văn Trang Hạ đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Bình – Viện trưởng iSEE.

a71771951_1.jpg

MC, nhà văn Trang Hạ, nhà báo Lê Quốc Minh, nhà báo Trần Việt Hưng (từ trái qua phải) 

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã chia sẻ những những suy ngẫm, trăn trở về sự tử tế của báo chí trong truyền thông. Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng: “Muốn báo chí tử tế thì trước hết phải có sự tử tế ở tâm người viết. Một bác sĩ kém có thể giết chết vài người nhưng một nhà báo viết sai có thể giết chết hàng trăm, triệu độc giả”. Ông cho rằng báo chí phải công bằng và cân bằng, đảm bảo đầy đủ tiếng nói của các bên liên quan.

Nhà văn Trang Hạ - một cây bút sắc sảo, cá tính đã có những so sánh thú vị: “Tử tế với người này chưa chắc đã là tử tế với người khác. Cái tử tế ấy khác nhau qua lăng kính của mỗi người”. Do đó, đòi hỏi nhà báo phải đặt mình vào vị trí của độc giả để chắt lọc tin tức , chi tiết sáng tạo ra tác phẩm.

Nhà báo Trần Việt Hưng đã có những chia sẻ rất riêng: “Báo chí ngày nay đang mất dần tiêu chí ban đầu; nó đang dần giống như doanh nghiệp, hàng bánh, gói xôi… khách hàng yêu cầu loại hàng nào thì cung cấp loại đó”. Ông cũng cho rằng những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp nên được dạy tốt hơn trong nhà trường.

Nhìn chung, cả ba khách mời đều đã lí giải sự thiếu tử tế trong báo chí ngày nay là do cơ chế thị trường, những tờ báo phải chạy đua với thị hiếu độc giả để tồn tại; một phần do người viết thiếu cẩn trọng cần thiết khi viết về những vấn đề nhạy cảm; và nguyên nhân khác đó chính là sự mất khả năng kiểm soát của báo chí… Báo nọ sao chép của báo kia; những báo không chính thống thì nhan nhản tin bài về cướp, giết, hiếp hay 3S (sex, shock, sến)… 

a71771951_3.jpg

 Một khán giả trao đổi với các khách mời.

Buổi tọa đàm đã mang đến những cái nhìn sâu hơn và đa chiều cho mọi người về sự tử tế cần có trong báo chí, nhất là đối với những người trong nghề trước khi cầm bút viết.

Lê Thị Bích Ngọc
Báo đa phương tiện K.33
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN