Chàng trai giữ hồn rối Chàng Sơ


(Sóng Trẻ) - Là chàng trai trẻ nhất và cũng là phó trưởng phường rối nước Chàng Sơn, anh Nguyễn Văn Viên được người dân ở đây gọi với cái tên thân mật: “Chú rối”.


Nếp nhà, nếp nghề


Truyền nhân Nguyễn Văn Viên sinh năm 1982 tại Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) - nơi đã có nghề làm rối nước hàng trăm năm nay. Tính đến nay, trong gia đình, dòng họ anh cũng đã 5 đời theo nghiệp ấy, từ cụ cố tổ đến ông nội đều giữ chức trưởng phường rối nước. 


Sống trên mảnh đất giàu truyền thống, cậu bé Viên sớm làm quen với những chú rối, tiếng trống, tiếng đàn khi đoàn rối biểu diễn. Khi còn bé, Viên chưa từng nghĩ đến việc sẽ làm rối, nối nghiệp cha ông. Rồi một lần xem ti vi, mắt cậu bé bừng sáng khi nhìn thấy những chú rối mới đẹp làm sao... Cậu  bị hút hồn trước vẻ đẹp, trước những chú rối đầy màu sắc, đầy họa tiết…Kể từ đấy cậu bé Viên quyết tâm làm cho mình một bộ rối riêng. Năm đấy, Viên 16 tuổi. Cậu say mê những chú rối và cần mẫn làm, quên cả ăn, cả ngủ… Rồi sau 2 tháng, cậu cho ra đời một bộ rối gồm 50 con. Từ đấy, niềm đam mê đục, đẽo những con rối cứ thế lớn dần trong cậu theo năm tháng, ngay cả những thời điểm làng rối nước gần như bị mất…


Anh kể: có một thời gian, phường rối gặp khó khăn đến mức tưởng như thất truyền, không ai tha thiết với rối, nhiều người quay lưng với rối, họ đi làm nghề khác, hoặc làm nông. Anh cũng làm nghề mộc. Nhưng với lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề anh Viên đã quyết tâm vượt qua thời kì khó khăn ấy để giữ nghề. 


May sao, vào năm 2002, quỹ Ford đã tài trợ tiền để phường rối Chàng Sơn xây dựng chương trình, phục dựng nghiệp rối. 22 trò cổ đã được phục dựng, những lời ca theo các điệu chèo, quan họ được bổ sung, các con rối cũng được làm mới. Từ khi nhận được tiền tài trợ, chỉ sau 2 tháng, 80 con rối đã được anh cùng với những người trong phường rối hoàn thành. 


Năm 2006, rối nước Chàng Sơn đoạt giải B tại cuộc thi “Sáng tác tiết mục mới về đề tài đương đại cho loại hình nghệ thuật múa rối nước” do Quỹ Văn hóa Việt Nam - Thụy Điển tổ chức. Những năm gần đây, tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội) hiếm khi vắng tiếng trống, chèo, loa của phường rối Chàng Sơn…


Tâm huyết với nghề


Anh Viên quan niệm không chỉ những con rối mà ngay cả cây cau, cái cày, con trâu, con ngựa,.. cũng có hồn. Anh nói: “Phải thực sự yêu nghề mới có thể làm ra những con rối có hồn, sinh động”. Nghệ nhân rối nước cũng giống như họa sỹ, nhiếp ảnh, nhà văn, nhà thơ – nghĩa là phải đều có tâm hồn nghệ sỹ, phải tỉ mỉ, trau chuốt, và phải có phần nghiêm khắc với chính mình thì mới có thể cho ra đời được những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ cao.


                                      145858316_anh.jpg 
                         Với anh Viên, chế tác những con rối không chỉ là nghề mà còn là nghiệp.


Không dừng lại ở những con rối bình thường, đơn giản, anh Viên còn tìm tòi, sáng tạo ra nhiều con rối có hoạt động lạ mắt. Trong tích trò “Trèo cau, têm trầu, mời khách”, các phường rối khác chỉ có thể điều khiển để con rối trèo lên cây cau một cách ước lệ thì anh lại làm cho con rối hái được cả buồng cau xuống. Ở trò câu cá và đấu vật cần kỹ thuật cao, vậy mà anh Viên vẫn thường biểu diễn một mình. Để làm được điều đó không đơn giản: “Lúc đầu các cụ trong phường phản đối vì như thế rất mạo hiểm cho sự thành bại của trò diễn. Nhưng tôi vẫn cương quyết làm… và sau đã thành công, được khán giả hưởng ứng và trở thành nét riêng của rối Chàng Sơn”, anh Viên chia sẻ.


Mặc dù bận nhiều công việc nhưng trong anh lúc nào cũng đau đáu một tình yêu với những con rối. Với anh rối nước là sự sống, là tâm hồn, là tất cả những gì có trong anh! “Hồn rối sẽ không thể chết” – anh nói vậy. Đối với anh, những con rối không chỉ là tình yêu, là lòng đam mê mà rối còn tượng trưng cho nếp nhà, nếp nghề…Và rối mang tâm hồn của anh!

Chia tay với tôi, anh lại lúi húi ngồi đục, đẽo, buộc dây những con rối đang dở dang của mình. Và như thế, tôi hiểu với một nghệ nhân 30 tuổi và có gần 15 năm gắn bó với rối nước, không có niềm hạnh phúc nào đơn giản hơn thế!


Phương Hạnh
Lớp Truyền hình K29 A2
Học viện Báo chí – Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN