Chất kích thích - “tiêu chuẩn” chứng minh đẳng cấp đầy nguy hại của giới trẻ

(Sóng trẻ) - Shisha, ma túy đá, bóng cười cùng nhiều loại chất kích thích khác đang được giới trẻ ngày nay sử dụng công khai trong các cuộc tụ tập như một thú vui sành điệu. Không nhiều bạn trẻ ý thức được tác hại của chúng cho tới khi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Đêm nhạc hội “Du hành tới mặt trăng” (Trip to the moon) tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây hôm 16/9 vừa qua đã trở thành thảm kịch khi kết thúc chương trình có tới 7 người tử vong. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng ma túy quá liều. Sự việc này làm dấy lên nỗi lo ngại về thực trạng lạm dụng chất kích thích của một bộ phận thanh thiếu niên, vấn đề đã từng được nói đến nhiều lần nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm. 

Thống kê của Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội, Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội vào tháng 7/2018  tại 6 tỉnh thành phố cho thấy: có tới 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi, 8% trong số đó thậm chí chưa đủ 18 tuổi. Những con số nói lên thực tại đáng buồn của giới trẻ, khi ma túy đang từng bước trở thành thú tiêu khiển vô cùng phổ biến.

e9bfffa04_gdhdhd.jpg

Các loại chất kích thích phổ biến hiện nay được một bộ phận giới trẻ sử dụng

Các chất kích thích đều có điểm chung là khiến người sử dụng cảm thấy phê pha, chìm vào ảo giác và mất dần ý thức. Với nhiều người, nó là phương pháp hữu hiệu giúp họ giải tỏa stress, quên đi thực tại mà không một loại hình giải trí nào có thể làm được.

Linh Vy, 24 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội kể về lần đầu tiên sử dùng thử chất kích thích: “Hôm ấy nhóm chúng tôi kéo nhau vào một căn phòng, khóa trái cửa, rồi chuyền tay nhau những viên kẹo, gọi là kẹo ảo giác. Khi ngậm chúng, tôi mơ hồ cảm thấy mình không còn ở trong phòng nữa. Ngồi trước quạt mà tôi tưởng mình đang ngồi trước biển lộng gió. Những người bạn của tôi la hét sung sướng, cưỡi lên lưng nhau như cưỡi ngựa, thậm chí đánh nhau…Thuốc tan dần thì chúng tôi tỉnh táo trở lại. Không ai nghĩ mình vừa trải qua những cảm giác mới lạ đó ngay trong một căn phòng nhỏ”.

Ảo giác mạnh đánh lừa bản thân khiến người dùng không có cảm nhận chính xác về không gian, thời gian dẫn tới thực hiện những hành động nguy hiểm cho bản thân và mọi người. Đã có nhiều vụ tự sát hoặc giết người gây ra bởi các đối tượng trong trạng thái ngáo đá khiến dư luận hết sức hoang mang.

Một số chất kích thích như bóng cười, shisha không nằm trong danh mục chất cấm ở nước ta, do vậy nhiều bạn trẻ cho rằng chúng không gây nguy hại gì khi sử dụng.

Tuy nhiên theo TS. Bác sỹ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương, các chất kích thích này mặc dù được cho là vô hại về mặt y tế nhưng nếu sử dụng với tần suất dày có thể gây nghiện, tạo ra các tổn thương về thần kinh vĩnh viễn cho người dùng.

Nài ra, theo Bộ luật Hình sự 2015, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hình thức phạt và mức phạt như vậy là chưa đủ răn đe để có thể xử lý dứt điểm thực trạng nhức nhối này.

Từng tiếp xúc với nhiều người trẻ nghiện ma túy, Chị Trần Thị Thu Hà - Chuyên viên tư vấn đào tạo tại Viện nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma tuý PSD cho rằng có 2 yếu tố chính tác động tới việc tìm đến chất kích thích của giới trẻ:

“Một là yếu tố bên trong: tức tâm lý tò mò, ưa khám phá, thích thử cái mới lạ của lứa tuổi thanh thiếu niên,  hoặc do nhu cầu muốn tìm một phương pháp để giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong con người họ. Hai là yếu tố bên nài, do thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc do bạn bè rủ rê lôi kéo”, chị Hà chia sẻ.

e9bfffa04_dad.jpg

Chị Hà trong 1 buổi tuyên truyền về tác hại của ma túy. Ảnh: NVCC

Người trẻ một khi đã dùng chất kích thích thì rất dễ để trở thành nô lệ của nó. Khi đã là nô lệ, ý thức về thế giới quan, giá trị sống, đạo đức và pháp luật đều có thể không còn. Nguy hại cho sức khỏe bản thân họ đã đành, đó còn là sự nguy hại cho cả thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, dùng chất kích thích để giải tỏa stress là nhu cầu có thật của một bộ phận giới trẻ, không thể cấm và không nên cấm, bởi vẫn còn có những người dùng có giới hạn và kiểm soát được hành vi của mình. 

Vậy quan điểm của bạn về vấn đề này ra sao?

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc mở phòng trưng bày dành riêng cho "Oegyujanggak Uigwe"

Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc mở phòng trưng bày dành riêng cho "Oegyujanggak Uigwe"

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (NMK) sẽ chính thức khai trương phòng trưng bày cố định đầu tiên dành riêng cho bộ sưu tập "Oegyujanggak Uigwe" vào thứ sáu,15/11.

196 thầy cô được vinh danh trong lễ trao giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”

196 thầy cô được vinh danh trong lễ trao giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 14/11, lễ trao giải "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” diễn ra tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Chúng ta thường ít lắng nghe hơn trong thời đại ngày nay

Chúng ta thường ít lắng nghe hơn trong thời đại ngày nay

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Là một hoạt động nghệ thuật trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội, chuỗi workshop âm thanh “Lắng Nghe Sâu” mang đến trải nghiệm âm thanh độc đáo giúp người tham gia tương tác, cảm nhận và kết nối với không gian xung quanh.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN