Chương trình giáo dục phổ thông mới: Dự kiến giảm số môn học

Sau khi tổng kết những đóng góp của giới chuyên môn và dư luận xã hội về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, Ban soạn thảo chương trình đã tiếp thu ý kiến và đề xuất lên Bộ GD&ĐT về việc giảm số môn học so với số môn học đã công bố trong dự thảo.

590cbd05a_cautrucmontoanvao10.jpg


GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, cụ thể đề xuất giảm số môn học ở các bậc học như sau:
 
Bậc tiểu học giảm 3-4 tiết/tuần

Lớp 1, lớp 2 học 6 môn học và 1 hoạt động giáo dục;
Lớp 3 học 7 môn học và 1 hoạt động giáo dục;
Lớp 4, lớp 5 học 10 môn học và 1 hoạt động giáo dục.

​Mỗi lớp tiểu học học khoảng 27 - 28 tiết/tuần, kể cả thời lượng dành cho các môn học tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương.

Theo điều chỉnh này, bậc tiểu học giảm từ 3 đến 4 tiết/tuần so với số tiết học quy định trong dự thảo. Như vậy, các trường chỉ học 5 buổi/tuần, đảm bảo nội dung chương trình cốt lõi, chỉ bỏ các môn học tự chọn và chương trình địa phương.

Trước đó, sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới ngày 12/4, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại chương trình dành cho bậc tiểu học quá dàn trải và ôm đồm, nặng lý thuyết so với độ tuổi của học sinh.
 
Bậc THCS và THPT

Đối với bậc THCS, Ban soạn thảo chương trình dự kiến lớp 8, lớp 9 được giảm 1 tiết/tuần. Mỗi lớp còn học 29 tiết/ tuần. Trong khi đó, bậc THPT thực hiện phân hóa, tự chọn môn học ngay từ lớp 10.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Giáo dục thể chất (tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ thể thao tự chọn), Giáo dục quốc phòng - an ninh và Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học định hướng nghề nghiệp, theo mô hình chương trình tú tài quốc tế (IB), được chia thành 5 nhóm là: Ngữ văn, Toán, Nại ngữ, Khoa học tự nhiên và công nghệ, Khoa học xã hội - nhân văn và Nghệ thuật. 

Mỗi học sinh sẽ học ít nhất 6 môn, chọn từ 5 nhóm, mỗi nhóm chọn từ 1 đến 2 môn. Điều chỉnh trên giảm số môn học ở lớp 10 từ 15 môn xuống còn 9.

Mục tiêu của Ban soạn thảo chương trình là đối với bậc THPT, đảm bảo học sinh phân hóa học sinh mà không phân ban cứng như chương trình cũ. 

Có thể thấy, Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới chỉ tập trung điều chỉnh giảm thời lượng và số môn học trong hệ thống môn học đã dự kiến. Dư luận vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng khác liên quan tới mục tiêu/triết lý giáo dục, lộ trình thực hiện, điều kiện thực hiện…vẫn chưa được đề cập trong báo tiếp thu của Ban phát triển chương trình.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN