Chuyện về người đàn ông không sợ Hà Bá dưới gầm cầu Long Biê

(Sóng Trẻ)- Phải khó khăn lắm tôi mới tìm được đến với xóm bụi - gầm cầu Long Biên - Hà Nội, nơi có 25 hộ dân sinh sống, và phải cố gắng thuyết phục tôi mới tìm được ông Nguyễn Đăng Được để tìm hiểu về câu chuyện của ông, 30 năm sống làm dân ngụ cư, 30 năm với những vui buồn cùng người dân xóm bụi nơi mà ông đang làm xóm trưởng, nơi mà những người vô gia cư thời hiện đại họ cùng kiếm sống qua ngày.

PV: Ông có thể kể về câu chuyện của mình, thưa ông?

Tôi là Nguyễn Đăng Được, tôi nay cũng đã 72 tuổi, tôi có ba người con, các con nay cũng đã trưởng thành và có cuộc sống ổn định, nhưng tôi vẫn muốn làm lụng để trồng thêm luống rau, luống ngô trên mảnh đất đi thuê lại này với giá cao, tôi làm cho qua ngày, kiếm thêm miếng ăn, làm cho thôi khỏi phải nghĩ đến tuổi già nữa.

0d791092c_t1.jpg
Ông Nguyễn Đăng Được

Vốn quê tôi ở Bố Trạch (Quảng Bình), nhưng lại được sinh ra ở tận Thái Lan. Hồi bố mẹ tôi lưu lạc sang Thái Lan, đã sinh ra tôi. Lúc tôi chập chững biết đi, thì theo bố mẹ về Quảng Bình sinh sống. 

Cái số tôi là số quỷ tha ma bắt không chết. Bao năm vào sinh ra tử, cứ sống nhăn răng trước hòn tên mũi đạn. Năm 1968, tôi vào bộ đội, chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị. Cuộc chiến ở thành cổ thì 10 người chết 9, mà tôi vẫn thoát nạn. 

Hồi chiến đấu ở Cánh Đồng Chum bên Lào, tôi cùng 5 đồng đội bị địch phục kích. 3 đồng đội chết tại chỗ, 2 người chạy thoát nhưng rồi cũng ngã xuống bởi sự truy lùng của kẻ thù. Riêng tôi tẩu thoát trong rừng rậm. Mất 6 tháng trời mò mẫm trong rừng, tôi mới đặt chân được đến đất Hà Tĩnh. 

Cái duyên đưa tôi được đến với sông Hồng cũng thật buồn cười. Hồi thoát khỏi rừng Lào, ra Hà Tĩnh, thay vì đi về phía Quảng Bình, chẳng hiểu sao tôi lại lưu lạc ra tận Hà Nội. 

Bị trộm khoắng mất sạch tiền bạc, giấy tờ tùy thân, tôi như kẻ lạc loài, cứ thế vừa đi vừa xin ăn. Ra Hà Nội,tôi trèo me, trèo sấu hái quả bán, rồi nhặt đồng nát kiếm sống.

 

Thấy việc kiếm miếng ăn nhọc nhằn quá, tôi mò xuống bãi hoang giữa sông Hồng kiếm miếng đất cắm dùi, rồi phát cỏ trồng trọt.  Có chút tiền, tôi đã sắm manh thuyền rách, rồi làm nghề đánh cá kiếm sống. 

Xóm tôi ở gọi là xóm bụi, tôi thì cũng như bao người khác ở đây, là dân lưu lạc, tha phương cầu thực, không có tài sản, không anh em họ hàng. Ở đây mọi người còn gọi tôi với tên là ‘’Được đen’’. Tôi gắn bó với cái mảnh đất này cũng được hơn 30 năm rồi. 26 hộ dân ở đây là tôi thuê đất, dựng nhà cho họ ở, họ đều là những người không còn chỗ để đi, không còn nơi để về, họ đến từ nhiều nơi như Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Lào Cai... 

Đấy, gọi là nhà nhưng cái nhà của tôi như cái lều vậy, dân ở đây nghèo, khổ, chỉ có bán rau, mua đồng nát đi bán, rồi ai thuê gì làm nấy, nhưng được cái chúng tôi sống không thiếu tình người. Những người già cả khi chết đi, chúng tôi chôn họ trong vườn, giờ biết chôn ở đâu, sau này chắc đến lượt tôi cũng thế. 

PV: Cái tên ‘’Được đen’’ có thể hiểu như thế nào về ông?

Thứ nhất là vì da tôi màu đen, thứ hai là vì cuộc đời tôi âu cũng gọi là phận đời đen đủi, thứ ba là vì tôi sống ở đây là ven sông Hồng vậy nên... Tôi thường đi vớt những cái xác ‘’đen đủi’’ đã tự tử trôi về đây.

Ngay gầm cầu Long Biên chính là nơi tôi vùi cả trăm xác người vô thừa nhận. Mấy chục năm tôi đã quen với việc vớt xác, tôi cũng không hiểu vì sao xác người lại trôi về chân cầu Long Biên nhiều thế. 

Chẳng hiểu số kiếp tôi thế nào, mà đi đâu cũng gặp xác người trôi nổi. Người ta đi đánh cá thì được cá, còn tôi đi đánh cá toàn vớt được xác người

Với dân chài, ai cũng sợ Hà Bá vì những lời đồn thế mạng, nên họ thường bỏ mặc xác trôi sông, nhưng tôi không đành lòng nhìn xác người dập dềnh, bị cá rỉa từng ngày. Gặp xác người, tôi âm thầm kéo vào bờ lo chôn cất, mai táng. Ngày rằm, mùng một, lễ tết, tôi đều hương khói cho họ đỡ tủi. Thấy người tự tử, tôi lao xuống sông để vớt họ lên. Thế là, tôi thành người chuyên vớt xác ở sông Hồng với cái tên ‘’Được đen’’ như  bây giờ.

0d791092c_t2.jpg
Con đường bê tông nhỏ dưới chân cầu Long Biên dẫn vào bãi giữa Sông Hồng

Một ngày, cách nay hơn chục năm, dòng sông Hồng bỗng dưng dữ dằn, nước chảy cuồn cuộn, rồi đổi dòng ở đoạn qua cầu Long Biên. Mấy chục túp lều gianh của dân bãi giữa còn bị nước cuốn trôi, nói gì những nấm mồ hoang ở nghĩa địa của những người chết trôi. Đợt ấy, cứ mỗi ngày dòng nước lại cuốn mất vài ngôi mộ, tôi và những người dân bãi giữa nhìn cảnh ấy cũng xót xa, nên chở đất đắp lại, chúng tôi dùng cả cót ép be bờ và mua thêm cọc tre nhồi chặt.
 
Chúng tôi cố nhưng sức người không địch được nước dữ, nên chẳng thấm vào đâu. Đành bất lực nhìn dòng nước cuốn cát sụt lún, trơ cả xương người. Ngôi mộ cuối cùng cũng đã bị dòng nước cuốn đi. Bãi tha ma ấy biến thành dòng sông đỏ ngầu cuồn cuộn. 

Vài năm sau, nước lại đổi dòng, chỗ bãi tha ma lại được dòng nước vật cát, đất, cỏ rác lên, đắp thành bãi bồi. Bãi tha ma của những người xấu số ấy giờ đã biến mất thật xót xa.

Pv:  Vậy còn cuộc sống của những người dân xóm bụi do ông quản thúc thì sao, thưa ông?

Nhắc lại thì tôi chỉ thấy buồn thôi, đâu có ai muốn sống một cuộc sống như những người vô gia cư không được công nhận đâu. Nhưng biết làm sao được, chuyện về người dân ở đây thì kể mãi chắc chẳng hết được, vui có, buồn có, đau khổ cũng có.

Có năm, giáp tết rồi, cả xóm bị người dân địa phương ở đây ra đốt nhà. Họ không thích những con người như chúng tôi, gọi là dân xóm bụi thì có nghĩa chúng tôi chẳng ra gì. 

Không có nơi để về, chúng tôi đều không có chứng minh thư, không có giấy tờ tùy thân. Họ đốt rồi chúng tôi lại làm lại, chúng tôi vẫn cố sống trên mảnh đất thuê, vẫn cố nuôi bọn trẻ lớn khôn cho chúng được làm người thật sự.

Thương nhất là lũ trẻ ở xóm, cũng may mắn được mấy anh chị thanh niên tình nguyện giúp đỡ cho các cháu có được sách cũ, quần áo cũ, rồi thi thoảng anh chị ấy qua kèm cặp các cháu. Tôi cứ có dịp lại đi xin tài trợ cho chúng nó.

 

Hồi chúng nó chưa được đi học vì không có giấy khai sinh, tôi lặn lộn đi khắp các tỉnh lúc thì Thái Bình, rồi Hưng Yên... Tôi đi mọi nơi để tìm gốc gác cho 30 đứa ở xóm, rồi dần dần làm lại giấy khai sinh cho chúng nó được đi học. Giờ đứa nào cũng nan, cũng có giấy khen là tôi thấy được động viên rồi.

Trung thu, lễ tết mấy anh chị thanh niên của mấy trường đại học lần nào cũng ghé để tổ chức vui chơi, tặng quà cho bọn trẻ tôi cũng thấy vui lây. Có năm giáp tết các anh chị ấy còn qua nấu bánh chưng cho cả xóm.

0d791092c_t5.jpg
                                               Xóm chài ở bãi giữa Sông Hồng nơi hơn 20 hộ dân cùng sinh sống

PV:  Đã có khi nào ông nghĩ xóm bụi của ông sẽ lên bờ để sống ổn định hơn không?

Tôi thì tôi không lo, sống đến cái tuổi gần đất xa trời này rồi thì sống đâu cũng được. Chỉ thương cho những đứa trẻ, thương những người còn chịu cảnh sống bấp bênh này lâu hơn tôi. 

Tôi cũng muốn cùng họ lên bờ, cùng được sống một cuộc sống đàng hoàng hơn nhưng giờ điều kiện không cho phép, ngày nào cũng chỉ tưới tắn được mấy luống rau, m được ít đồng nát rồi bốc vác thuê được vài chục... Thì tiền đâu mà chúng tôi lên bờ, mua đất làm nhà.

Chính quyền địa phương thi thoảng cũng qua động viên ngày lễ tết, cũng có những doanh nghiệp nhỏ họ thương họ tài trợ cho được bể nước rồi chu cấp một chút cho lũ trẻ đi trường. Họ cũng động viên chúng tôi lên bờ, nhưng cảnh nghèo khó thế này đành phải bám trụ thôi.

Tôi chỉ mong chính quyền đừng vội quy hoạch cái bãi sông Hồng này, chứ không chúng tôi lại phải trôi dạt đi nơi khác. Khổ vậy đấy, người chết chôn xuống rồi mà nước còn cuốn đi, vậy thì sống còn phải lo hơn trăm bề.

Nhiều khi tôi thấy cuộc đời tôi chẳng bằng 1 cái lá, lá có già có rụng lá còn rụng về với cây, tôi mai sau khi không còn sống được nữa cũng chẳng có ai cho tôi về với cội nguồn của mình.


Cảm ơn ông đã chia sẻ câu chuyện của mình!

Đồng Linh Trang 
Lớp Báo Đa phương tiện k43a2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN