Cơ hội việc làm cho sinh viên khối ngành lý luậ
(Sóng trẻ) - Khối ngành lý luận như Triết học, Chính trị học, Xã hội học,.. có thực sự khô khan như ta từng nghĩ? Cơ hội việc làm sau khi ra trường của các ngành học lý luận có rộng mở? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên theo học tại khối ngành này luôn đắn đo, suy nghĩ.
Bên cạnh khối ngành các môn tự nhiên, các ngành liên quan đến nại ngữ thì khối lý luận cũng là một trong những lựa chọn của học sinh. Khác với các môn học tự nhiên, các môn học lý luận liên quan đến những quy luật của những sự việc diễn ra hàng ngày, gắn với cuộc sống. Đó là Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh…
Học lý luận liệu có khô khan như chúng ta vẫn nghĩ?
Nhiều người thường cho các môn lý luận rất khô khan, học thuộc và nặng về kiến thức sách vở. Bạn Trịnh Thị Mai, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Bắc Giang chia sẻ: “Thực sự em cũng rất phân vân không biết có nên học các ngành khối lý luận không bởi vì nếu nặng về kiến thức sách vở và trìu tượng quá em e cũng khó tiếp thu”.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng chính những quy luật của môn Triết học (quy luật nhân quả, quy luật lượng chất, quy luật phủ định…) hay những tư tưởng của Hồ Chí Minh… lại đang chi phối cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ những hành động, quyết định đến cách ứng xử hằng ngày đều từ lý luận mà ra. Lý luận là thứ hình thành trong đầu, trở thành tiềm thức dẫn đến hành động. Rèn luyện tư duy lý luận mạch lạc tức là có định hướng rõ ràng từ đó dẫn đến hành động đúng đắn hơn.
Khi học nếu biết liên hệ thực tế, áp dụng ngay với thực tế những tình huống gặp hàng ngày thì môn học sẽ trở nên bổ ích, ý nghĩa và không khô khan.
“Lý luận là phải đi đôi với thực tế, gắn luôn với thực tế hàng ngày từ những việc nhỏ nhất để ta có định hướng rõ ràng” – PGS.TS Trần Hải Minh, Phó chủ nhiệm Khoa Triết học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền khối lý luận gồm các khoa học như Triết học, Nhà nước và pháp luật, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Chính trị học, Tuyên truyền, với các chuyên ngành đào tạo nhằm trang bị đầy đủ nhất những kiến thức về lý luận giúp cho sinh viên sau khi ra trường tự tin trước cơ quan tuyển dụng.
Trong quá trình đào tạo, các khoa luôn kết hợp việc giảng dạy trên lớp với các hoạt động thực tiễn như đi tham quan, tìm hiểu thực tế, tham gia các cuỗ thi do khoa tổ chức: Cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp, Triết học và cuộc sống, Rung chuông vàng…
Nài ra các hoạt động giải trí cũng được quan tâm như tham gia giải bóng đá toàn trường AJC Cup, Chào tân sinh viên, Hội trại,.. Các hoạt động không chỉ giúp ôn luyện kiến thức, vận dụng kiến thức vào cuộc sống mà còn rèn luyện tinh thần tập thể, kỹ năng sống cho sinh viên.
Thầy Minh chia sẻ: “Chúng tôi luôn luôn áp dụng những phương pháp đào tạo tốt nhất, kết hợp các hoạt động nại khoá liên quan đến bài giảng, song song với đó là áp dụng các phương pháp dạy với công nghệ cao để các em có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm một cách tốt nhất”.
Khi ra trường cơ hội việc làm của khối lý luận cũng rất rộng mở. Các bạn có thể làm giảng viên dạy ngành lý luận các bạn học tại các trường Đại học, Cao đẳng và các trường chính trị, các học viện trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các cán bộ tuyên giáo, cán bộ làm trong các ban Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; cán bộ làm trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cán bộ trong các cơ quan tổ chức thuộc hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế – xã hội khác; nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; biên tập viên cho các tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, biên tập viên của các báo, đài, các cơ quan ngôn luận.
Đã có rất nhiều người thành công, trưởng thành từ các ngành lý luận của trường như Đ/c Đặng Văn Hiếu – Thứ trưởng Bộ Công an; PGS.TS Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đ/c Phạm Quang Nghị – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội… Gần đây nhất là BTV Ngọc Trinh – BTV VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam; Đ/c Nguyễn Quyết Thắng – Cán bộ Trung ương Đoàn,… và rất nhiều những gương mặt khác đã thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống đi ra từ khối lý luận.
Đồng chí Đặng Văn Hiếu – Thứ trưởng Bộ Công an
PGS.TS Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
“Các ngành khối lý luận hoàn toàn không khô khan nếu ta sống với nó bởi đam mê, bởi sự chiếm lĩnh tri thức, nó giúp ta giải quyết những vấn đề nhỏ nhất trong cuộc sống, giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn”, PGS.TS Đỗ Công Tuấn, Nguyên trưởng khoa Chủ nghĩa khoa học và xã hội Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ.
Hà Trang
Cùng chuyên mục
Bình luận