Có một nơi mà hàng trăm ngàn người chưa từng nghe nói về COVID-19
(Sóng trẻ) - Hàng trăm ngàn người bị mắc kẹt gần cuộc chiến khốc liệt ở vùng viễn tây của Myanmar có thể không biết gì về COVID-19 do việc tắt internet kéo dài hàng năm.
Tháng 6 năm 2019, chính phủ Myanmar, do Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi dẫn đầu, đã cắt quyền truy cập internet đến 9 thị trấn trong khu vực do lo ngại rằng nơi đây đang được sử dụng để gây ra các cuộc đụng độ giữa quân đội Myanmar và quân nổi dậy.
Một thị trấn đã được phục hồi dịch vụ internet vào tháng 5 vừa qua, nhưng 8 thị trấn khác, với tổng dân số khoảng 800.000 người, vẫn bị mất điện. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết việc ngừng hoạt động kéo dài đang gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân, không chỉ vì nó ngăn người dân báo cáo các vi phạm nhân quyền có thể xảy ra mà còn vì việc làm này đã cắt đứt các chiến dịch y tế công cộng về đại dịch COVID-19.
"Việc xung đột vũ trang giữa quân đội Myanmar và Quân đội Arakan ở bang Rakhine và trong bối cảnh đại dịch, người dân cần phải có được thông tin cần thiết để giữ an toàn", Linda Lakhdhir- cố vấn pháp lý châu Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.
Tính đến ngày 22/6, Myanmar đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong và 292 trường hợp dương tính với COVID-19 sau khi thực hiện hơn 64.532 mẫu xét nghiệm (theo Bộ Y tế Myanmar).
Một số ít trường hợp nhiễm được phát hiện ở thị trấn Maungdaw và Buthidaung phía bắc bang Rakhine, nơi có hơn 100.000 người Hồi giáo Rohingya sống trong các trại đông đúc. Nhiều người đã trốn khỏi "các hoạt động giải phóng mặt bằng", nơi được quân đội chống lại quân nổi dậy Rohingya phát động vào năm 2018. Liên Hợp Quốc đã thông báo quân đội Myanmar phải đối mặt với tòa án quốc tế về tội diệt chủng đối với người Hồi giáo Rohingya.
Khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới hồi đầu năm nay, chính phủ Suu Kyi đã phát động chiến dịch thông tin "Không để ai bị bỏ lại phía sau" về phòng chống dịch bệnh, và cũng yêu cầu cách ly xã hội.
Nhưng vào ngày 21/6, MP Htoot May- người đại diện cho Liên minh Dân chủ Arakan tại Thượng viện Liên minh Nghị viện Myanmar, cho biết rằng nhiều người sống ở phía bắc bang Rakhine và bang Chin lân cận không nhận được thông báo về sức khỏe cộng đồng lưu hành trên Facebook, ứng dụng nhắn tin và trang web của chính phủ.
Hàng trăm ngàn người dân không thể tiếp cận với dịch vụ internet
"Khi tôi hỏi mọi người trong khu vực bầu cử của tôi xem họ có biết về COVID-19 không, tôi phải giải thích về đại dịch toàn cầu cho họ ngay từ đầu", Htoot May nói. "Tôi phải giải thích cho họ cách ly xã hội là gì và cách thực hành vệ sinh tay đúng cách".
"Họ không sợ COVID-19 vì họ không biết về nó, ở giai đoạn này họ quan tâm nhiều hơn đến cuộc chiến".
Cuộc chiến đang diễn ra
Giao tranh nổ ra vào cuối năm 2018 giữa quân đội Myanmar (được gọi là Tatmadaw) và Quân đội Arakan được trang bị tốt, muốn tự trị nhiều hơn cho Phật tử Rakhine- phần lớn dân số ở bang Rakhine.
“Khi cuộc chiến tranh nổ ra, việc tắt internet đã dẫn đến cái chết “thông tin” hơn khi nhiều thông tin không thể tiếp cận được đến mọi người dân”, theo một bức thư ngỏ được công bố bởi một liên minh của các nhóm chính trị và cộng đồng Rakhine trên phương tiện truyền thông xã hội.
Cuộc chiến tiếp tục diễn ra căng thẳng hơn bất kể sự cố mất internet, trong khi 151 dân thường đã thiệt mạng và 344 người bị thương trong trận chiến giữa tháng 1 và tháng 5, theo bức thư.
"Đây không phải là một cuộc xung đột có thể phân thắng thua trên chiến trường", nhà phân tích độc lập người Myanmar Richard Horsey nói trong một tuyên bố với Nhóm Khủng hoảng Quốc tế. "Về cơ bản, đây là một vấn đề chính trị, nơi người dân Rakhine muốn tự chủ hơn và nói nhiều hơn về tương lai của họ”.
Cả Quân đội Arakan và quân đội Myanmar đã bị buộc tội tàn bạo. Khine Kyaw Moe, một nghị sĩ đại diện cho Đảng Quốc gia Rakhine, nói rằng không có kết nối internet, những hành động tàn bạo đó sẽ không được báo cáo và không văn bản chúng minh.
"Cả hai đội quân đều vi phạm nhân quyền và khi không có internet, mọi người tiếp cận với truyền thông, các nhà báo và các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế để báo cáo những điều này", Khine Kyaw Moe nói. Thư ngỏ gửi cho Suu Kyi và được ký bởi 79 nhóm người của Rakhine, nói rằng họ đang tìm kiếm giải pháp chính trị, sẽ bắt đầu với việc chính phủ cần kết nối lại internet.
Bức thư viết "Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là nền tảng của dân chủ. Trong thời đại này, truy cập internet là tiêu chuẩn dân chủ. Bình đẳng đòi hỏi thông tin sẵn sàng về kinh tế, giáo dục, y tế và xã hội".
Năm bầu cử
Giống như nhiều quốc gia khác, Myanmar đã đưa ra lệnh giới nghiêm, cấm các cuộc tụ họp lớn và thời gian cách ly đối với người nước nài để kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Chính phủ cũng đưa ra các hình phạt hình sự đối với những người không tuân thủ các quy tắc, bao gồm cả án tù đối với những người vi phạm lệnh cách ly. Ít nhất 500 người, bao gồm cả trẻ em, đã bị kết án tù là một năm. Phản ứng của chính phủ dường như đã ngăn chặn được sự lây lan của virus, nhưng đã không ngăn được sự chỉ trích của người dân với chính phủ.
Cách xử lý đại dịch của Suu Kyi có thể đem lại ảnh hưởng tiêu cực khi đất nước này chuẩn bị bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử vào cuối năm nay. Mặt khác, việc xử lý virus của Suu Kyi có thể không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của bà nhưng do việc ngắt kết nối internet, một số lượng lớn người dân ở vùng viễn tây nước này có thể không biết về đại dịch.
Hoa Lệ
Cùng chuyên mục
Bình luận