Cờ tướng vỉa hè - nét chấm phá bình dị của bức tranh Hà Nội


(Sóng Trẻ) - Cờ tướng vỉa hè bình dị đã trở thành một thú vui tao nhã của người Hà Nội, điểm một chấm nhỏ vào bức tranh muôn màu của mảnh đất nơi đây.

Những du khách lần đầu tới Hà Nội không khỏi ngạc nhiên trước những đám đông ngồi quây quần ngay trên vỉa hè đường phố, đủ mọi thành phần, lứa tuổi đều đang rất say sưa, hào hứng xung quanh một cái gì đó. Tò mò tiến lại gần họ mới biết đó là cờ tướng – thú vị tao nhã bên vỉa hè của người Hà Nội.
 
Cờ tướng là một trò giải trí được du nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam từ lâu đời. Khác với đi thi đấu, cờ đánh vỉa hè không kén người chơi. Ai thích chơi đều có thể gia nhập, chỉ cần sẵn lòng và hiểu được luật chơi. Vì thế nhìn các ván cờ trên vỉa hè Hà Nội ta thấy gồm đủ các thành phần, lứa tuổi, từ các cụ già cho đến những đứa trẻ cũng theo ông đòi học đánh. Rồi từ các công chức nhà nước đến người lao động phổ thông đều có thể tham gia môn thể thao giải trí này.

Trong các môn thể thao thì dường như chỉ có cờ tướng là có thể “tràn” ra vỉa hè, trở thành một thú vị tao nhã bình dị. Nài các câu lạc bộ chính thức tại các trung tâm thể dục – thể thao các quận, huyện… Hà Nội có vô số "kỳ đài" tự phát, tại các hè phố, vườn hoa. Người mê cờ khu vực phố cổ thường hay chơi cờ bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Đoạn đường ven hồ Trúc Bạch được coi là địa điểm lý tưởng đối với các kỳ thủ. Trong Công viên Thống Nhất cũng thu hút nhiều người chơi cờ từ khu vực các quận Hoàng Mai, Đống Đa. Khu vực vườn hoa Con Cóc, ngay gần Nhà khách Chính phủ cũng là một "kỳ đài" có tiếng hay chợ cờ Hồ (Đống Đa) là nơi những cao thủ làng cờ gặp gỡ.


79bf96c45_1.jpg
 
Thông thường các bàn cờ được bày ra ở những vỉa hè rộng rãi, thoáng mát, có bóng râm. Cũng có thể ở nơi ít người qua lại như trong các ñ nhỏ hoặc cũng có khi là bờ hồ đông đúc. Người ta thường đánh cờ vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi cái nắng chiều bắt đầu dịu xuống. Ngồi nhâm nhi cốc trà và thưởng thức những nước cờ. Mỗi ván cờ chỉ có hai người chơi nhưng người ta hiếm thấy một bàn cờ vỉa hè lại vắng vẻ. Bên cạnh người chơi chính còn có rất nhiều những người xem khác. Họ im lặng, có khi là trầm trồ thán phục trước những nước cờ hay, có khi lại tiếc nuối và “đau tim” cùng người chơi như chính mình là người trong cuộc.
 
Cách đây vài năm, khi ông nội tôi chưa về quê dưỡng lão, thỉnh thoảng ông vẫn dắt cô cháu gái nhỏ lên bờ Hồ chơi và xem cờ. Cô gái bé nhỏ của những năm tháng ấy đương nhiên không chịu ngồi yên một chỗ nên những “mánh khóe”, những “thủ thuật” hay thậm chí là cách chơi cũng chẳng rõ nữa. Đến giờ nghĩ lại tôi thấy có phần tiếc nuối.
Giờ đây, thỉnh thoảng có dịp đi qua những bàn cờ vỉa hè, tôi vẫn thường dừng lại đôi chút. Không phải để chiêm ngưỡng những đường cờ tinh vi, những giây phút nghẹt thở của các kỳ thủ mà đơn giản chỉ để cảm nhận không khí “đặc biệt” của một thú vui tao nhã đã tồn tại nhiều năm nay.

Thế nên có lần tôi phải bịt miệng lại, cố gắng không cười trước dáng vẻ, cử chỉ của một số người xem cờ. Có vẻ như họ nhìn ra được nước cờ của đối thủ và biết cách hóa giải nó trong khi người chơi chính chưa rõ và có nước đi sai. Tôi thấy tay chân họ loạn xạ, ánh mắt căng thẳng, người toát mồ hôi như thể đang muốn nói “Kìa anh, đánh nước kia kìa, nhanh nào, đừng đánh nhầm không có thua mất”. Và khi nhân vật chính đi nhầm thì họ lại ồ lên nuối tiếc.
 
Cờ tướng vỉa hè quả thực có một mãnh lực thôi miên. Đến tôi, một kẻ nại đạo chỉ dạo chơi qua cũng có thể dành cả tiếng đồng hồ để ngồi nhìn huống chi những người yêu cờ tướng, yêu thú chơi bình dị bên vỉa hè. Tôi có nghe nói có bác yêu cờ, nhà ở tận Hà Đông nhưng vẫn thường bắt xe bus lên bờ Hồ để chơi và xem đánh cờ. Nhiều hôm mải mê, ngẩng mặt lên trời đã tối.

Một ông cụ già ngồi xuống vỉa hè, mở ra bàn cờ, một người khác đi qua xà xuống xếp quân, hai cốc trà nóng được bưng ra, mấy ông tập dưỡng sinh cũng ngồi xuống ́p vui, và thế là bàn cờ vỉa hè được mở ra…


Có lẽ chính bởi sự bình dị như thế nên cờ vỉa hè đã trở thành một thú vui tao nhã của người Hà Nội, điểm một chấm nhỏ vào bức tranh muôn màu của mảnh đất nơi đây.


Tạ Hà
Báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN