Con đường của nhựa: từ đại dương đến dạ dày

(Sóng trẻ) - Con người thải nhựa ra biển, gây ô nhiễm môi trường biển, nhiều sinh vật biển không có thức ăn và nuốt phải rác khi ngỡ đó là thức ăn. Rồi con người lại đánh bắt, ăn hải sản và cuối cùng lại bị ngộ độc trong cái “bẫy” rác mà chính mình vô tình tạo ra.

Hàng năm trên toàn thế giới có tới 300 triệu tấn nhựa được sử dụng và thải ra môi trường, và khoảng 5% trong số đó đích đến cuối cùng là đại dương, môi trường sống của các loài động và thực vật biển. Nếu tình trạng này không được kiểm soát thì đến năm 2050, nhựa sẽ vượt quá số lượng cá. Hàng triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đổ ra biển như đang muốn dồn các loài sinh vật biển vào đường cùng. Các loài cá voi, rùa biển hay hải cẩu, … cũng đang chết mòn vì ngộ độc rác (đa phần là nhựa và túi nilong).

a03e9da9d_nintchdbpict000367363292.jpg

Hình ảnh một chú rùa biển đang “ăn”túi nilong. 

Nhựa không chỉ trôi nổi trên mặt biển gây ô nhiễm nước và không khí, gây ra cái chết cho các loài sinh vật biển, khiến cho một số loài không tìm được thức ăn, chúng bị đói và lầm tưởng rác là thức ăn, những thức ăn từ nhựa này khiến cơ thể chúng không tiêu hóa được, chúng sẽ chết và nhanh chóng biến thành thức ăn cho những con cá lớn hơn. 

Những chú cá lớn hơn lại nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của con người. Vậy qua nhiều quá trình khác nhau, nhựa mà chúng ta thải ra lại vòng về chính chúng ta trên… bàn ăn.

Trình bày các phát hiện tại một đại hội ở Vienna, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Vienna và Cơ quan Môi trường Áo cho biết nghiên cứu thí điểm của họ đã phát hiện ra vi hạt nhựa (microplastics) trong tất cả các mẫu phân lấy từ tám tình nguyện viên ở châu  u, Nga và Nhật Bản. 

Các hạt nhựa rất nhỏ có kích thước từ 50 đến 500 micromét đã được tìm thấy và phổ biến nhất là polypropylene (PP) và polyethylene terephthalate (PET). Các hạt vi mô nhỏ nhất có khả năng xâm nhập vào dòng máu, hệ bạch huyết và thậm chí có thể đến được gan của con người gây nguy hại cho sức khỏe.

a03e9da9d_plastics_in_the_ocean_lesstext.jpg

Điểm cuối của nhựa trên đại dương chính là trong bụng những loài sinh vật biển

Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả rác thải nhiều nhất ra đại dương theo một nghiên cứu do các chuyên gia Mỹ và Úc công bố, mỗi năm “đổ” ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Các vị trí cao nhất lần lượt là Trung Quốc (8,8 triệu tấn), Indonesia (3,2 triệu tấn) và Philippines (1,9 triệu tấn) chiếm 1/3 lượng tổng rác thải nhựa đại dương. 

Nhựa từ lâu đã được sử dụng gắn liên với thói quen sinh hoạt của người dân trên khắp thế giới, nhưng chúng ta có thể thay đổi hoàn toàn tình trạng rác thải nhựa ra đại dương này bằng cách hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa 1, túi nilong,… Một chiếc túi nilong, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.

Hãy sử dụng túi giấy, túi vải thay vì túi nilong, dùng các hộp đựng thủy tinh thay cho các loại hộp chứa thức ăn nhựa, dùng các loại ống hút tre, thủy tinh vừa đảm báo sức khỏe lại không gây hại cho môi trường, phân loại rác thải,... chúng ta không nên sử dụng nhựa bừa bãi chỉ vì chúng ta có thể dùng chúng, điều này gây hại lớn tới các loài vật quanh ta. Môi trường sẽ ngày càng sạch hơn từ những con người có ý thức.


Thanh Hiền - Báo ảnh K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN