Innocent Mburanumwe – “Người hùng” của loài khỉ đột núi

(Sóng Trẻ) - Được thành lập từ năm 1925, công viên quốc gia Virunga (thuộc nước Cộng hoà Con) được coi là viêc kim cương của hệ thống bảo tồn thiên nhiên Châu Phi. Công viên là nơi sinh sống của những cá thể khỉ đột núi cuối cùng trên thế giới và cũng là nơi chúng phải đối mặt với những mối đe doạ thường trực đặc biệt đến từ nạn săn trộm. 

Bảo vệ những cá thể đó cũng là một công việc nguy hiểm khi tính đến nay đã có tới 140 nhân viên kiểm lâm bị giết hại. Nhưng điều đó không làm nản lòng anh Innocent Mburanumwe (hạt trưởng kiểm lâm khu vực phía Bắc tại công viên quốc gia Virunga) trước cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ một trong những sinh vật hiếm nhất trên thế giới.

5f38591c7_1.jpg
Anh Mburanumwe bảo vệ loài khỉ đột tới cùng dù có nguy hiểm tới đâu (Ảnh: National Geographic)

Cha anh là người đã truyền cảm hứng về công việc với loài khỉ đột, hãy kể một ít về thời thơ ấu của anh.

Cha tôi là người đầu tiên tạo ra thói quen làm việc với khỉ đột núi cho mọi người. Đó là vào năm 1987 tại Joma, và cũng là lần đầu tiên tôi được thấy khỉ đột. Cha tôi dạy cho tôi mọi thứ về chúng, dặn tôi rằng bảo vệ chúng là điều vô cùng quan trọng bởi chúng là anh em họ của con người. Từ thời điểm đó tôi bắt đầu đam mê với loài linh trưởng này bởi vì chúng cũng rất quý chúng tôi. Năm 2009 cha tôi qua đời nhưng ông đã huấn luyện tôi để tiếp tục công việc của ông. Bây giờ tôi cũng dạy 3 đứa con trai và 4 đứa con gái của tôi như cha tôi đã dạy tôi.

Anh có sống cùng gia đình mình trong rừng không?

Ban đầu cả gia đình tôi sống trong rừng. Thế nhưng vì cuộc chiến tranh nên gia đình tôi đã chuyển vào thị trấn; hiện nay họ sống ở ma. Còn tôi sống trong rừng Rumangabo, ngay cạnh công viên quốc gia Virunga.

Nhứng mối đe doạ chủ yếu tới loài khỉ đột ở Virunga là gì?

Trong thời gian chiến tranh, do không có sự quản lý của lực lượng kiểm lâm, phiến quân đã xâm chiếm vào trong rừng và tìm cách tiêu diệt các loài khỉ đột. Ngày nay, mối đe doạ lớn nhất là bệnh dịch và những kẻ săn trộm.

Anh bảo vệ chúng như thế nào?

Vào năm 2007, một gia đình khỉ đột bị tàn sát, chúng tôi vô cùng đau khổ khi mất tới 7 con. Từ thời điểm đó, chúng tôi cố gắng làm việc vô cùng chăm chỉ, tập trung lực lượng để bảo vệ và giữ sức khoẻ cho chúng. Mỗi ngày, chúng tôi tổ chức đi tuần, các đội được cử vào rừng để quản lý khu vực. Đôi khi họ gặp phải những bẫy lưới, bẫy sắt và dây thừng của những kẻ săn trộm.

Có bao nhiêu kiểm lâm viên đã hi sinh?

140 kiểm lâm viên đã hi sinh khi đang làm nhiềm vụ. Họ bị tấn công bởi phiến quân và những tên săn trộm. Có rất nhiều vấn đề chúng tôi phải đối mặt tại đất nước này.

Khi đi tuần trong rừng các anh có trang bị súng không?

Có. Chúng tôi luôn phải mang theo súng.  Những kẻ săn trộm luôn có vũ khí, do vậy khi chạm trán sẽ xảy ra đấu súng.

Vợ anh nghĩ gì về công việc này? Cô ý có ngăn cản anh không?

Vợ tôi lo lắng cho tôi mỗi ngày, nhưng chúng tôi đã quyết định bảo vệ thiên nhiên nên tôi không thể thay đổi.

Anh hãy miêu tả cuộc sống trong rừng với loài khỉ đột. Anh có gần gũi với chúng không?

Khi ở trong rừng, tôi theo dõi gia đình khỉ đột để đảm bảo an toàn và xem cách chúng giao tiếp với nhau. Con khỉ đột tôi thích nhất gọi là Cado, từ khi sinh ra đến giờ nó không có tóc trên đầu nên nó là một con hói (Cười). Trông nó như một ông già vậy. Khi bạn nhìn khuôn mặt và cử chỉ của nó, bạn sẽ thấy nó rất giống con người.

Anh yêu điều gì ở loài khỉ đột?

Tôi yêu chúng vì chúng rất giống với loài người. Nếu bạn nhìn vào những khuôn mặt, những bàn chân, bàn tay, chúng hoàn toàn giống tôi. Tôi coi chúng như con của mình. Được thấy chúng giao tiếp và chơi đùa không khác gì chúng ta. Và chúng cũng rất, rất vui tính nữa.

Có vẻ như anh đang ở trong một vườn thú?

Hiện nay tôi đang ở trung tâm Senwekwe tại Rumangabo để trông coi 4 con khỉ đột: 3 con khỉ đột núi và 1 con khỉ đột đất. Đây là những con đã sống sót sau vụ thảm sát năm 2007, chúng tôi quyết định đưa chúng về đây để bảo vệ.

Điều gì đã truyền cảm hứng cho anh trong công việc này, Innocent?

Cảm hứng của tôi là được thấy loài khỉ đột sống sót, tôi không muốn mất một con nào cả, bởi vì chúng là những con cuối cùng trên trái đất rồi.
Nguồn: National Geographic
Biên dịch: Doãn Bách

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN