Con đường nghệ thuật Phúc Tân “chết yểu” chỉ sau 3 năm khánh thành

(Sóng trẻ) - 3 năm sau ngày khánh thành, dự án nghệ thuật công cộng ven sông Hồng tại đường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xuống cấp trầm trọng, khiến người dân Thủ đô không khỏi xót xa.

Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là ý tưởng của hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, với sự tham gia của nhóm 16 nghệ sĩ nghệ thuật đương đại trong và ngoài nước.

Trên bức tường kéo dài hơn 200m tại bãi tập kết rác ven sông Hồng, các nghệ sĩ đã miệt mài “hô biến” những vật liệu tái chế như vỏ chai nhựa, thùng phuy, vành lốp bánh xe máy…  thành 16 tác phẩm nghệ thuật mang đậm yếu tố văn hoá lịch sử của mảnh đất Thăng Long Kẻ Chợ. 

Tuy nhiên, mọi sự nỗ lực vẫn không thể thắng nổi quy luật thời gian. Chịu chung cảnh ngộ với các dự án nghệ thuật công cộng khác, tác phẩm được mệnh danh là “bảo tàng ngoài trời” của hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn ngày càng hiện rõ các dấu hiệu bong tróc, han gỉ, xuống cấp “không phanh”. Nhiều không gian được tận dụng để kinh doanh, sinh hoạt, thậm chí là bãi đổ rác. 

1.jpg
Qua thời gian, phần chân các thùng phuy đã bị ăn mòn, những tấm lưới sắt xuất hiện dấu hiệu rỉ sét, lồi lõm.
4.jpg
Tác phẩm “Thuyền” của nghệ sĩ Vũ Xuân Đông bị hư hại nghiêm trọng, các vỏ chai nhựa treo ngổn ngang khiến nhiều người nhầm tưởng tác phẩm thành một đống đổ nát. 
7.jpg
Màu sắc trên nhiều tác phẩm đã hư hại, lớp sơn bị bong tróc để lộ những mảng nứt lớn, khiến công trình trở nên nhếch nhác. 
8.jpg
Công trình nổi tiếng một thời cũng không tránh khỏi “thảm cảnh” bị vẽ bậy.

Bà Nguyễn Thị Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Chứng kiến con đường nghệ thuật Phúc Tân ngày càng xuống cấp trầm trọng khiến tôi cảm thấy rất xót xa. Nếu không được sửa chữa kịp thời, tình trạng này sẽ gây nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Giờ tôi chỉ hy vọng con đường này sớm được cải tạo trong thời gian sớm nhất".

9.jpg
Khu vực xung quanh các tác phẩm nghệ thuật trở thành nơi vui chơi hàng chiều của trẻ em xóm. 
10.jpg
Tác phẩm điêu khắc “Múa lân” được các hộ dân tận dụng để kinh doanh, buôn bán.
14.jpg
Tác phẩm “Vòng quay” của tác giả Trịnh Minh Tiến trở thành bãi trông xe “bất đắc dĩ” cho người dân.
img_2718.jpg
Người dân “trưng dụng” tác phẩm nghệ thuật làm chỗ rửa xe.
13.jpg
Khu vực quanh tác phẩm “Phù điêu Đông Dương” và “Gánh hàng rong”  mặc nhiên trở thành nơi kinh doanh chè nước. 

Người dân tiếc nuối vì sự “phai tàn” của một tác phẩm đầy tính nhân văn, còn các nghệ sĩ chỉ có thể ngậm ngùi nhìn “đứa con tinh thần” của mình chết yểu. Bởi lẽ, câu chuyện phục hồi những tác phẩm vốn được tái chế từ rác thải là một bài toán khó, cả về vật tư lẫn con người. 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN