Đại Bái - tinh hoa làng nghề truyền thống Việt

(Sóng Trẻ) - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo gắn với tên của làng nghề đã làm ra nó. Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái - huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít các làng nghề gò, đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam với những sản phẩm thể hiện được những nét đặc trưng của nền văn hóa – xã hội, kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc Việt Nam.

"Muốn ăn cơm trắng, cá trôi
Thì về làng Bưởi buôn nồi với anh
Muốn ăn cơm trắng cá ngần
Thì về làng Bưởi cầm cân buôn đồng"

Hai câu ca dao trên gợi nhắc chúng ta đến làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - một làng nghề truyền thống với những sản phẩm được đúc từ đồng như: tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng… Đại Bái có tên cổ là làng Bưởi Nồi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 35km, cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 20km (bên bờ Nam sông Đuống) và cách huyện lỵ Gia Bình 3km có tỉnh lộ 282km chạy qua. Đại Bái có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng khác kể cả về đường thủy lẫn đường bộ.

88b81ec89_anh_1_5.jpg

DI tích lịch sử văn hóa làng nghề gò đúc đồng Đại Bái (nguồn: Internet)

Lịch sử vẻ vang

Từ xưa làng đã chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm nòi sanh thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỉ XI mới được phát triển mạnh nhờ công của ông Nguyễn công Truyền, dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư”, bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu.

Nhờ có sự tổ chức sản xuất hoàn chỉnh, sản phẩm làng nghề Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: lấy đất sét bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau,…

88b81ec89_anh_2_4.jpg
Công đoạn chạm đồng (nguồn: Internet)

Nghề gò, đúc đồng Đại Bái trải qua nhiều thăng trầm đã không dừng lại với trình độ thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình đòi hỏi trình độ cao như chạm khắc hàng mỹ nghệ. Người Đại Bái năng động đã làm ra một loạt hàng trang trí, gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa, các đồ trà, rượu, tranh gò đồng nổi,… Đó là xu hướng tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội với sự giao lưu rộng rãi mà sản phẩm nghệ thuật chạm bạc và khảm tam khí trở nên đắt giá được khách hàng trong và nài nước ưa chuộng. Sự phát triển này đã đem lại cho Đại Bái nói chung và nghề đúc đồng truyền thống nói riêng một chỗ đứng mới trong nền kinh tế thị trường.

2ad8a0d59_anh_3_4.jpg

Một số sản phẩm của làng đúc đồng Đại Bái (nguồn: Internet)

Nhiều cơ hội và thách thức

Ngày nay, làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái gìn giữ được nghề truyền thống và phát triển mạnh mẽ, với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh. Toàn xã hiện có khảng 600 hộ (chủ yếu ở thôn Đại Bái) làm nghề đúc đồng truyền thống và các loại hình dịch vụ phụ trợ như vận tải, thu m vật liệu, trưng bày sản phẩm…góp phần giải quyết cho 2000 lao động địa phương và những vùng phụ cận với mức thu nhập trung bình từ 500 – 700 nghìn/ người/ tháng. Đã có sự cải tiến kỹ thuật và tư trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng,…tìm kiếm thị trường xuất khẩu, khẳng định được vị thế của một làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.

88b81ec89_anh_4_5.jpg

Quang cảnh xướng sản xuất (nguồn: Internet)

88b81ec89_anh_5_3.jpg
Một số loại máy móc được sử dụng trong quá trình đúc đồng (nguồn: Internet)

Bên cạnh đó làng Đại Bái còn gìn giữ được nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lang tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa diên Phúc và Lễ hội Làng truyền thống làng Đại Bái – Nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 4 âm lịch.

891f56b1e_anh_6_5.jpg
Lễ hội làng nghề truyền thống Đại Bái

Tuy nhiên, cũng như các làng nghề khác, Đại Bái đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên vật liệu tăng, ô nhiễm môi trường, thiếu vốn, nhất là khan hiếm lao động có tay nghề cao... Trước thực trạng này, chính quyền và người dân nơi đây đã tập trung thực thi nhiều giải pháp để giảm bớt những ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Các hộ sản xuất kinh doanh tập trung vào những mặt hàng gia dụng truyền thống, làm theo đơn đặt hàng, Với vấn đề ô nhiễm môi trường, Ủy ban Nhân dân xã thống kê các hộ có lò đúc để tuyên truyền làm ống khỏi giảm ô nhiễm môi trường với sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghê. Việc đào tạo lực lượng trẻ có tay nghề cao được thực hiện bằng cách khơi gợi cội nguồn, mời gọi các nghệ nhân đã thành danh sinh sống ở địa phương khác về mở lớp truyền nghề tại cụm công nghiệp,…

Bằng nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, Đại Bái đang dần vượt qua khó khăn, thách thức, đúng vững trong cơ chế thị trường. Nghề truyền thống của quê hương đang góp phần xây dựng lên một miền quê giàu đẹp. Cùng với đó những nét đẹp văn hóa và sức phát triển mạnh mẽ của một làng nghề thủ công truyền thống sẽ đưa đúc đồng Đại Bái trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn trên quê hương Quan họ Bắc Ninh.

Lê Thị Kim Hoa
Lớp Báo mạng Điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN