Đạo diễn trẻ Nguyễn Ngọc Thảo Ly: “Ngại gì, thử đi!”

(Sóng Trẻ) - Giản dị và gần gũi là những tính từ để nói về Nguyễn Ngọc Thảo Ly, đạo diễn phim tài liệu Rito Rito, bộ phim đã giành thắng lợi kép cho tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất và tác phẩm được khán giả bình chọn nhiều nhất tại Giải thưởng Búp sen Vàng 2016. Từ ngày 12 - 16/12/2018 tới đây Rito Rito sẽ được công chiếu tại Nhật Bản (Tokyo và Kyoto) trong khuôn khổ chương trình Visual Documentary Project. 

5d2d6b087_1.jpg1.jpg
Nguyễn Ngọc Thảo Ly (trái) và nhân vật Rito (phải) tại lễ trao giải Búp sen Vàng 2016.

Phim là câu chuyện về cô bé Rito (15 tuổi), tên thật là Tạ Thanh Hảo sinh sống ở Hà Nội. Cô có một niềm đam mê mãnh liêt với văn hoá cosplay của Nhật Bản. Người truyền tải câu chuyện đó không ai khác, chính là Nguyễn Ngọc Thảo Ly, cựu sinh viên chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện K34A2, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bộ phim này được Thảo Ly thực hiện khi chỉ mới học năm hai đại học. 

Khi được hỏi về tính cách của bản thân, nữ đạo diễn trẻ không ngần ngại tự nhận bản thân có tính “loi nhoi”, nghĩa là không ngại thử sức với những điều mới.

Từ làm báo đến làm phim

Thời gian đầu khi còn là sinh viên, Thảo Ly đã có đam mê với truyền hình và tham gia vào câu lạc bộ truyền hình sinh viên STV. Tự nhận thấy bản thân mình còn thiếu kĩ năng quay dựng nên cô sinh viên năm hai trường báo quyết định tham gia một khóa học về làm phim tài liệu để nâng cao kỹ năng. Mục đính chính là phục vụ cho chuyên môn báo chí. 

Nhưng từ khi học về làm phim, niềm đam mê phim ảnh trong cô lại càng lớn dần. Để có được tác phẩm phim tài liệu đầu tay - Rito Rito, Nguyễn Ngọc Thảo Ly đã cùng ăn, cùng ở và theo chân nhân vật của mình ròng rã vài tháng trời. 

Trong quá trình đi sáng tác đó, Thảo Ly nhận thấy phim tài liệu phản ánh được vấn đề xã hội qua chính cách nhân vật thể hiện trong đời sống, chân thật nhất có thể. Còn báo chí, do thời gian tiếp xúc với nhân vật có hạn, nhiều lắm là đôi lần gặp gỡ để phỏng vấn, ghi hình nên chỉ thể hiện được một lát cắt nhỏ. Đối với phim tài liệu, không gian và thời gian thể hiện của nhân vật sẽ rộng mở hơn.

5d2d6b087_2.jpg
Nguyễn Ngọc Thảo Ly - Cựu Sv ĐPTK34A2.
Rito Rito 

Lúc bắt đầu lựa chọn đề tài, Thảo Ly cũng gặp rất nhiều khó khăn. Sau đó cô nghĩ lại là “Tại sao không tìm kiếm đề tài từ chính sở thích của mình? Mà bản thân mình là một cosplayer (người hóa trang thành các nhân truyện tranh, hoạt hình Nhật Bản)”. Vậy nên cô bắt đầu tìm kiếm nhân vật trên diễn dàn của những người cosplay. Và có một vài bạn để lại thông tin, sau đó nữ đạo diễn trẻ quyết định chọn Tạ Thanh Hảo – nhân vật Rito đơn giản vì “nhà bạn ấy gần nhà mình nhất”.

Trước khi ghi, Thảo Ly dự định phim sẽ có màu sắc tươi đẹp như hình ảnh của những nhân vật cosplay. Tuy nhiên đến khí thực hiện phim tài liệu, đi sâu vào đời sống của nhật vật, cô thấy được nhiều góc khuất của cuộc sống. Rito bị bạn bè xa lánh, chìm đắm trong thế giới hư ảo của truyện tranh manga Nhật Bản để tìm niềm vui. Sau đó Rito bỏ học để đeo đuổi đam mê cosplay, không nghề nghiệp, không học thức. Kéo theo sự lo lắng, bất lực của gia đình Tạ Thanh Hảo – Rito.

 5d2d6b087_a.png
Tạ Thanh Hảo  - Nhân vật Rito Rito.

Trong quá trình sản xuất, vì là tác phẩm đầu tay nên lúc đi quay Thảo Ly chưa hình dung được là mình sẽ kể một câu chuyện cụ thể nào, sắp xếp như thế nào. Thế nên sau vài tháng ghi hình cô sinh viên năm hai có quá nhiều tư liệu nên phải mất nhiều thời gian để xem, lựa chọn và sắp xếp nội dung. Còn về phía nhân vật, Rito và gia đình cô bé rất hợp tác, tạo điều kiện cho đạo diễn trẻ ghi hình.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Trải qua nhiều tháng ngày ròng rã theo chân nhân vật, tác phẩm phim tài liệu đầu tay Rito Rito của đạo diễn trẻ Nguyễn Ngọc Thảo Ly đã giành thắng lợi kép cho tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất và tác phẩm được khán giả bình chọn nhiều nhất tại Giải thưởng Búp sen Vàng 2016. Từ ngày 12 - 16/12/2018 tới đây Rito Rito sẽ được công chiếu tại Nhật Bản (Tokyo và Kyoto) trong khuôn khổ chương trình Visual Documentary Project. 

Visual Documentary Project (VDP) là dự án được tổ chức từ năm 2012 bởi Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản và đến năm 2014 the Japan Foundation Asia Center tham gia đồng tổ chức. Dự án được xây dựng nhằm thúc đẩy sự phong phú của các nền văn hoá trong khu vực, tạo cầu nối giữa các viện nghiên cứu và các nhà làm phim tài liệu. Chủ đề của các phim tham dự VDP là các vấn đề đương đại trong khu vực như đời sống đô thị, chính trị, cuộc sống thường ngày, con người và thiên nhiên và già hoá dân số. Visual Documentary Project 2018 có chủ đề "Văn hoá đại chúng tại Đông Nam Á".
"Rito Rito" là đại diện duy nhất của Việt Nam và là một trong 05 phim của khu vực Đông Nam Á tham dự Visual Documentary Project năm nay.

Chia sẻ về những thành công này, đạo diễn trẻ Nguyễn Ngọc Thảo Ly cho biết bản thân cảm thấy rất vui vì tác phẩm của mình được mọi người đón nhận và công nhận. Đây sẽ là động lực cho cô để sản xuất những tác phẩm tiếp theo.

Bỏ việc lương cao, ổn định để đi làm phim

Vừa tốt nghiệp tháng 6/2018, Nguyễn Ngọc Thảo Ly được nhận ngay vào làm tại một công ty với mức lương cao và ổn định. Sau một thời gian, cô quyết định nghỉ việc để tập trung cho chuyện làm phim. 

Trước khi đưa ra quyết định, Thảo Ly cũng suy nghĩ và do dự rất nhiều. Nhưng cô lại đặt lại vấn đề là “Mình còn trẻ, còn sức khỏe và đam mê thì tại sao mình không làm điều mình muốn? Đợi đến khi mình già, lấy chồng sinh con rồi liệu còn đủ sức để làm hay không, hay đơn giản là kiếm được nhiều tiền rồi thì mình sẽ muốn hưởng thụ chứ chưa chắc còn lửa để làm phim nữa?” Vậy nên Nguyễn Ngọc Thảo Ly đã quyết định tạm gác lại chuyện đi làm công ăn lương, nhân lúc còn trẻ còn sức dành một vài năm để theo đuổi đam mê. Bạn bè và đặc biệt là bố mẹ Ly cũng ủng hộ cho đam mê của con gái.

Trong tương lai gần, đạo diễn trẻ Thảo Ly dự định làm một phim ngắn và một phim dài. 

Đừng ngại bấm máy, cứ thử đi!

5d2d6b087_3.jpg3.jpg
Nguyễn Ngọc Thảo Ly - Đạo diễn phim "Rito Rito".

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đam mê là phim nhưng còn e ngại nhiều vấn đề. Nữ đạo diễn trẻ Nguyễn Ngọc Thảo Ly đưa ra lời khuyên: “Thật ra thì bây giờ mình có lợi thế hơn rất nhiều so với thời xưa khi người ta làm phim truyện nhựa, quay thước phim nào là đốt tiền cuộn phim đấy. Bây giờ các bạn có smart phone trên tay, và nhiều thứ nữa tùy vào khả năng tài chính của từng người. Đừng ngại bấm máy, cứ thử đi! Hình ảnh là một thứ cực kì hay, có những cái mà hình ảnh có thể kể được hay hơn ngôn từ!”
Trương Bảo Ngọc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN