Đạo đức cách mạng là phẩm chất hàng đầu của đạo đức nghề báo Việt Nam

(Sóng Trẻ)-Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đang là một đề tài nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người. Nhân dịp Sóng trẻ tổ chức diễn đàn về vấn đề này, chúng tôi xin được giới thiệu những quan điểm của nhà báo lão thành Hà Đăng về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay.  Nhà báo Hà Đăng nguyên là Tổng biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hoá TƯ (nay là Ban Tuyên Giáo TƯ), nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản và nguyên Trợ lý Tổng Bí thư khoá 2001-2006.


17177bdfa_unknown.jpg

Nhà báo Hà Đăng

Câu hỏi: Theo ông, vấn đề nào hiện nay là vấn đề nổi cộm nhất của báo chí Việt Nam?

Nhà báo Hà Đăng: Có lẽ đó là vấn đề xử lý đúng mối quan hệ giữa chức năng thông tin và chức năng tuyên truyền giáo dục chính trị của báo chí. Báo chí có nhiệm vụ đưa tin cho công chúng một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.Nhưng đưa như thế nào và vào thời điểm nào thì phải có sự tính toán, cân nhắckỹ. Bởi xét cho cùng, thông tin cũng là chính trị.

Lâu nay, có những tờ báo vì chạy theo sự cạnh tranh thông tin, chiều theo thị hiếu của công chúng mà nhiều lúc đưa tin vội vã, thiếu thận trọng, quên đi nhiệm vụ chính trị của mình. Theo tôi, chức năng phục vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là chức năng hàng đầu của báo chí.

Câu hỏi: Xin ông cho biết quan niệm của mình về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo?

Nhà báo Hà Đăng: Làm báo là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân vì vậy, phẩm chất hàng đầu của người làm báo là phải trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp phát triển của đất nước. Tiếp đến, nhà báo phải hành nghề trung thực, khách quan, trong sáng không vì động cơ, mục đích cá nhân mà uốn cong ngòi bút.

Câu hỏi: Theo ông, những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay là gì?

Nhà báo Hà Đăng: Có rất nhiều dạng. Lấy cuộc đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng làm thí dụ. Trong khi Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của báo chí trong việc ngăn ngừa, phát hiện và đấu tranh chống các tệ nạn ấy và nhiều tờ báo cũng đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh đó, thì một số nhà báo lại nhân danh cuộc đấu tranh này để phục vụ lợi ích cá nhân của mình bằng cách đưa những thông tin không chính xác, thiếu khách quan, thổi phồng sự thật. Có cả hiện tượng “đánh hội đồng” hay “cứu hội đồng”. Những việc làm sai trái đó đã gây ra sự bức xúc trong dư luận, vừa làm tổn hại đến bản thân cuộcđấu tranh này vừa làm suy giảm niềm tin trong xã hội đối với báo chí.

Xu hướng thương mại hoá báo chí vẫn còn là vấn đề đáng được lưu tâm. Một số tờ báo vì chạy theo mục đích kinh tế mà quên đi nhiệm vụ chính trị, đưa lên mặt báo những thông tin giật gân, câu khách. Không phủ nhận rằng báo chí cũng cần làm kinh tế để thông qua đó tạo ra cơ sở vất chất mới cho tờ báo, cải thiện đời sống cho đội ngũ phóng viên và trả nhuận bút thích đáng, thu hút nhiều cộng tác viên giỏi. Tuy nhiên, nếu lấy kinh tế làm mục đích cao nhất thì sản phẩm báo chí sẽ không còn là “sản phẩm hàng hoá đặc biệt” nữa.

Xuhướng thương mại hoá còn thể hiện trên một số trang báo, một số chương trình phát thanh, truyền hình do lạm dụng chức năng giải trí đã đưa ngổn ngang những hình ảnh thiếu văn hoá, thiếu tính thẩm mỹ và phản giáo dục.


Câu hỏi: Trước đây, chúng ta có 10 điều Quy ước đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, sau đối thành 9 điều Quy định. Tuy nhiên, tdường như hiệu lực của nó đối với sự tác nghiệp của cá nhân mỗi nhà báo là chưa cao. Xin cho biết ý iến của ông về vấn đề này?

Nhà báo Hà Đăng: Bản thân những quy định đạo đức luôn có tác dụng nhắc nhở,là tấm gương cho các nhà báo soi vào để hành động nghề nghiệp đúng hơn. Tôi thích dùng thuật ngữ “Quy ước” hơn là “Quy định” bởi quy ước thể hiện rõ hơn sự tự nguyên, quy định thì có tính pháp quy hơn.

Nhưng dù là Quy ước hay Quy định thìđ ây cũng là một sự thoả thuận tự nguyện của đội ngũ những người làm báo. Vìvậy, nó đòi hỏi sự chấp hành tự giác. Thêm nữa, bất kỳ một quy tắc, quy định nào (kể cả luật pháp) nếu chỉ dừng lại ở văn bản mà không đi vào cuộc sống, không tuyên truyền để thấm sâu trở thành lối ứng xử tự giác thì tính hiệu lực là không đáng kể.

Câu hỏi: Ở những nước có nền báo chí tiên tiến, mỗi cơ quan báo chí tự xây dựng cho mình một bộ quy ước đạo đức nghề nghiệp và nếu nhà báo nào vi phạm sẽ bị “trừng phạt” nghiêm khắc. Ở Việt Nam, khi nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì luật pháp và công luận hình như còn coi nhẹ, chưa thực sự lên án mạnh mẽ?

Nhà báo Hà Đăng: Luật pháp của ta bây giờ đã đủ các cơ sở pháp lý để khuyến khích các nhà báo làm đúng, làm tốt.Đồng thời cũng đủ để ràng buộc và xử lý những sai phạm của nhà báo khi hành nghề. Nhưng vấn đề là ở chỗ việc thực hiện pháp luật đôi lúc chưa thực sự nghiêm minh, còn có tâm lý nể nang, nuông chiều, nương nhẹ đối với các vi phạm của nhà báo. Hiện tượng coi thường pháp luật, bỏ qua các quy định đạo đức nghề nghiệp đã để lại hệ quả xấu.

Câu hỏi: Theo ông, trong tình hình hiện nay thì nhà báo phải có những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp như thế nào?

Nhà báo Hà Đăng: Trung thành với Tổ quốc, yêu thương nhân dân, yêu thương con người, tôn trọng lẽ phải, trung thực, khách quan và công tâm khi làm việc, đó là những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp mà nhà báo ở thời nào cũng cần có.

Câu hỏi: Với tư cách là người đã từng giữ cương vị lãnh đạo cơ quan báo chí, theo ông, cơ quan báo chí (đặc biệt là người lãnhđạo) đóng vai trò như thế nào trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo?

Nhà báo Hà Đăng: Xây dựng một nền báo chí lành mạnh luôn đi đôi với xây dựng một đội ngũ những người làm báo giỏi, có đạo đức trong sạch. Cơ quan báo chí là môi trường trực tiếp rèn luyện năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho nhà báo.

 gười có vai trò quan trọng nhấttrong việc luyện nghề và rèn nghề cho nhà báo là Tổng biên tập. Tổng biên tập phải là người giỏi nghiệp vụ và tiêu biểu cho một phong cách làm báo cao đẹp.Người tổng biên tập phải hiểu rõ năng lực, phẩm chất của các nhà báo dưới quyền, phải biết tin tưởng, khuyến khích, động viên để họ phát huy mặt tích cựccũng phải biết nhắc nhở, răn đe để họ không lún sâu vào mặt tiêu cực.

Khi là Tổng biên tập báo Nhân Dân, tôi thường tự nhắc nhở mình ba điều: Một là, đừng bao giờ cho rằng việc mình làm là không ai có thể thay thế được; Hai là, đừng tham nhận quá nhiều chức mà bản thân mình không kham nổi; Ba là, đừng vì muốn “giữ ghế” mà đè người khác xuống, nhất là đối với lớp trẻ. Nhà báo lão thành Hoàng Tùng là người từng dạy cho tôi những điều đó. Ông vừa biết nâng đỡ, khuyến khích nhằm phát huy tài năng, năng lực của mỗi nhà báo nhưng cũng rất nghiêm khắc đối với những khuyết điểm, mặt tiêu cực của người làm báo.

Với những người làm báo dưới quyền, tôi rút ra ba điều nên tránh: Một là, không quá nuông chiều trước những đòi hỏi mang tính cá nhân, ích kỷ; Hai là, không giao cho một người quá nhiều việc mà dù có ba đầu sáu tay họ cũng không làm nổi; Ba là, không tạo cho người đượcgiao việc tâm lý cho rằng chỉ có anh ta mới làm được việc đó, nài ra không ai làm nổi. Với lớp trẻ, phương châm của tôi là phát huy tinh thần tự tin, chốngt ự ti nhưng không kiêu ngạo, không mắc “bệnh ngôi sao”.

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng sự phát triển đi lên của xã hội và của báo chí tỷ lệ nghịch với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Nhà báo Hà Đăng: Nói như thế chưa thật chính xác. Cái tốt, cái thiện, mặt ưu vẫn giữ vị trí  thống trị trong xã hội nói chung, trong làng báo nói riêng. Xét trên tổng thể, sự nghiệp của chúng ta đang đi lên, theo đúng với xu thế phát triển của thời đại. Sự phát triển đi lên của xã hội là điều kiện tốt cho việc nâng cao đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Tuy nhiên, sự suy thoái đạo đức xã hội là điều có thật, cần phải cảnh báo để phòng và đấu tranh khắc phục.

Cũng cần thấy rằng sở dĩ có sự đi xuống của đạo đức xã hội một phần vì quan niệm về đạo đức và cách giáo dục đạo đức đã có sự thay đổi. Trước đây, trong giáo dụcđạo đức, chúng ta thường đề cao nhiều hơn lợi ích tập thể, lợi ích chính trị mà coi nhẹ lợi ích của cá nhân, lợi ích kinh tế. Nhưng trong đổi mới, với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tôn trọng các quy luật của thị trường, không chỉ trong hoạt động kinh doanh mà cảtrong các hoạt động về văn hoá, xã hội.

Dẫu sao, sự tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường cũng làm cho người ta chú ý nhiều quá đến lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế mà có lúc quên đi hoặc coi nhẹ lợi ích chung, lợi ích của tập thể, lợi ích chính trị, xã hội.

Câu hỏi: Cuối cùng, để Việt Nam có một nền báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn, đạo đức thì theo ông chúng ta cần phải làm gì?

Nhà báo Hà Đăng: Trước hết cầnphải có một đội ngũ những người làm báo “vừa hồng, vừa chuyên” tức là vừa có phẩm chất đạo đức vừa có năng lực nghề nghiệp. Muốn trở thành một nhà báo giỏi,cần phải có ba yếu tố:

Thứ nhất, phải có năng lực hiểu biếtvà nắm bắt được đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, phải có năng lực nắm bắt thực tiễn, đi sâu vào cuộc sống để biết xã hội thay đổi như thế nào, biết cuộc sống cần gì, nhân dân cần gì từ đó phát hiện ra cái mới, ủng hộ và cổ vũ cho cái mới.

Thứ ba, phải có chính kiến cá nhân, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Trong ba yếu tố trên, yếu tố thứ ba là quan trọng nhất nhưng muốn có yếu tố thứ ba thì trước hết phải có hai yếu tố thứ nhất và thứ hai.

Tuy nhiên, một nhà báo có năng lực thôi chưa đủ, nhà báo cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp luôn đi song hành. Không có đạo đức thì nhà báo không có gốc, nhưng nếu không có năng lực thì nhà báo không thể hành nghề, không thể có những bài báo hay. Trong một lần nói chuyện với các đồng nghiệp, tôi đã nhắc đến mối quan hệ giữa đức, tài và sự tự rèn luyện của nhà báo. Đức, tài do đâu mà có? Chắc chắn không phải từ trên trời rơi xuống. Đó là do sự tự rèn luyện mà thành.

Không thể phủ nhận vai trò của côngtác đào tạo trong việc giáo dục, rèn luyện năng lực nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp cho nhà báo nhưng không có sự cố gắng vươn lên, không có sự nỗ lực tự rèn luyện của bản thân mỗi nhà báo thì kết quả của đào tạo sẽ không được phát huy.

Đội ngũ những người làm báo Việt Nam vừa biết học tập, tiếp thu cách làm báo hiện đại của thế giới nhưng đồng thời phải biết giữ cho được bản sắc của nền báo chí nước mình. Đó là, làm báo là làm cách mạng, làm báo để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, phục vụ cho tiến bộ xã hội. Vì vậy, đạo đức cách mạng là hàng đầu, là số một trong đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn ông!

ThS Trường Giang

Khoa Phat thanh – Truyền hình

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN