(Sóng trẻ) - Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), Di tích Nhà tù Hỏa Lò mở cửa miễn phí cho tất cả khách tham quan. Đây là một công trình di tích lịch sử hoài niệm, khơi gợi sự xúc động mạnh mẽ trong lòng mỗi người ngay từ khi đặt chân đến.
Nhà tù Hỏa Lò từng là nhân chứng sống cho nhiều đau thương, mất mát cũng như chứng kiến tinh thần kiên cường, mạnh mẽ của những người con Việt Nam. Tại nơi đây, những người lính Việt đã cùng nhau trải qua những đau đớn đến khốn cùng. Mỗi khi nhắc đến nhà tù Hỏa Lò, người ta lại rùng mình nghĩ đến danh xưng “địa ngục trần gian”.
Ngày 23/11, Di tích Nhà tù Hỏa Lò miễn phí toàn bộ vé vào cửa cho khách tham quan nhằm thắp sáng ngọn lửa di sản văn hóa dân tộc trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, đồng thời mang lịch sử tiếp cận gần hơn với nhiều khách du lịch. Ghi nhận trong chiều ngày hôm nay, tại Di tích có rất đông các bạn trẻ đến tìm hiểu, tham quan.
Ngày nay, địa danh này đã trở thành điểm tham quan mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX, thu hút một lượng lớn người trẻ quan tâm. Những ý nghĩa văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt như được sống dậy tại địa điểm nàyNằm ở khu đất được giới hạn bởi bốn phố Hỏa Lò, Hai Bà Trưng, Quán Sứ và Thợ Nhuộm với địa chỉ chính xác là số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nhà tù lớn nhất, kiên cố nhất ở Đông Dương. Mô hình nhà tù được nhiều du khách quan tâmThông qua những hình ảnh mang tính chất tượng trưng tại Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò, du khách sẽ thấy các công cụ dùng để tra tấn, các thiết kế cửa, khóa, gông cùm chuyên biệt, cũng như hình ảnh về cuộc sống tù đày khổ ải của các phạm nhân khi xưa.Nhiều du khách tỏ rõ sự đồng cảm với những khó khăn, gian khổ, hy sinh của những chiến sĩ cách mạng để đấu tranh cho nền hòa bình, dân chủ của Việt Nam.Gông, cùm đều được lưu giữ và trưng bày tại di tíchTrong số các công cụ dùng để tra tấn, ép cung, phải kể đến chiếc máy chém khổng lồ, vốn là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi nói đến Nhà tù Hỏa Lò. Dừng chân tại đây, không ít du khách "chết lặng" vì độ man rợ của nó.Ngoài những phòng giam, ngục tối, khoảng sân sau bình lặng với bóng mát cây bàng tại Di tích là nơi nhiều người tìm đến nhất. Khoảng sân cạnh gốc Cây Bàng là nơi tù chính trị tập trung dưới tán lá Bàng xòe rộng để tận hưởng khí trời thoáng mát cùng với những làn gió nhẹ thổi qua, họ tranh thủ bàn và đề ra những biện pháp chống lại chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Hiện nay, khoảng sân được tận dụng để đặt ghế cho du khách ngồi nghỉ, cũng như ngồi lắng nghe những câu chuyện đã được thu âm sẵn trong máy thu âm về nguồn gốc của cây bàng này.Sau khi tham quan, nhiều người thường đến thắp hương cho các anh hùng, liệt sĩ để thể hiện lòng biết ơn của mình.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.