Đi tìm món bánh bé nhất, rẻ nhất trên đất Hà Thành
( Sóng Trẻ)- Người ta bắt gặp những hàng bánh rán trên khắp các con phố: từ những chị đội thúng bán rong, đến những chiếc xe đạp chở từng thùng bánh đi rao khắp mọi nẻo đường. Mặc dù quen thuộc và bình dân đến vậy, nhưng với khẩu vị tinh tế của người dân Hà Thành, mua bánh rán phải đến Ô Quan Chưởng.
Gọi là cửa hàng nhưng thực chất chỉ bao gồm một chậu nhôm to đựng bột bánh, một chiếc giá cao xếp đầy những khay bột vừa nặn và một chảo dầu to lúc nào cũng liu riu lửa… Dù đơn sơ đến vậy, nhưng hàng bánh rán này đã nổi danh suốt 30 năm nay ở Hà Nội.
Quán bánh rán nổi danh nằm ở đối diện Ô Quan Chưởng
Bà Nguyễn Thị Cúc (Chủ quán) cho biết: “Thời các cụ thì người ta gọi là bánh Cao Lâu theo kiểu người Tàu. Nhưng sau này mấy cô cậu trẻ đến đây thì gọi là bánh rán bi hay bánh rán mini”. Thương hiệu ở Ô Quan Chưởng là bánh rán bi nên lúc nào cũng chỉ có một kích cỡ nhỏ. Người Hà Nội ăn uống thanh lịch, nhỏ nhẹ và từ tốn nên việc duy trì kích thước bánh cũng là điều phù hợp.
Do đã gây dựng thành công thương hiệu, nên dù đã kinh doanh đến đời thứ 3 nhưng bánh vẫn được làm theo đúng theo khuôn mẫu từ thời trước. Chiếc bánh to bằng quả vải thiều, nhân đậu xanh và được phủ một lớp vừng trắng bên nài. Lớp vỏ mỏng, giòn rụm và thơm mùi vừng. Nhân đỗ xanh nhuyễn mịn, độ ngọt vừa phải tạo nên cảm giác thanh nhẹ. Bánh rán tại chỗ, làm đến đâu bán hết đến đấy nên luôn nóng hổi.
Đặc điểm ở đây là bánh chỉ có duy nhất một kích cỡ, một loại nhân
Chị Nguyễn Thị Xuân (Quan Hoa, Cầu Giấy) cho biết: “Mình ăn ở đây từ bé rồi. Các cụ nhà mình thích ăn lắm còn bọn trẻ con thì tùy hứng. Trời lạnh thì ăn nhiều còn nóng chúng nó ăn ít”.
Bà Cúc cũng chia sẻ thêm rằng điều quan trọng nhất là phải mua được gạo nn, trộn lẫn gạo nếp và tẻ với nhau để bánh giữ được độ giòn bên nài, độ dẻo bên trong nhưng không bị dính răng. Dù bánh có nguội cũng không bị cứng, không ngấm mỡ vào trong khiến người ăn cảm thấy ngấy. Đậu xanh cũng là loại tốt, đồ kỹ cho nhuyễn rồi trộn với đường theo tỉ lệ riêng để bánh hợp với khẩu vị của mọi người.
Để thành được thương hiệu thì cần phải tỉ mỉ ngay từ khâu chọn nguyên liệu
Với kích thước “mi nhon” như vậy nên có thể bỏ cả chiếc bánh vào miệng mà không cần cắn đôi, cắn ba. Giá của chúng cũng rất dễ chịu, chỉ 1000đ/chiếc. Bởi vậy, nó được mệnh danh là loại bánh rán lâu đời nhất, bé nhất và rẻ nhất ở Hà Nội.
Lan Hương (30 tuổi, Đà Nẵng – Khách du lịch) cho biết: “Tôi ra đây công tác, thấy mọi người bảo quán này nn nên ra ăn thử. Nó không ngọt quá nên dễ ăn, phù hợp với mấy chị em sợ lên ký”.
Mỗi ngày cửa hàng của bà Cúc bán được khoảng 3000 chiếc bánh. Khách lạ đến ăn thử thì mua một chục, khách quen người ta mua 5 - 7 chục chiếc. Trời lạnh có những ngày khách đặt tới nghìn chiếc để đi tour du lịch; hay các khách sạn, ngân hàng đặt để làm món ngọt trong tiệc, hội nghị,… Những vị khách quốc tế cũng nhanh chóng bị cuốn hút bởi thứ quà dân dã, mộc mạc này. Bà Cúc kể với giọng đầy tự hào: “Khách nước nài họ đến ăn nhiều lắm, ngày nào cũng có người đến cũng ăn. Rồi người ta chụp ảnh, mang ra báo nước nài”.
Trong 15 phút có khoảng 5 khách vào mua, mỗi người đều mua từ 20 đến 30 chiếc
Cứ 7 giờ sáng, hai mẹ con bà Cúc cùng hai nhân viên bắt đầu tạo nên những mẻ bánh đầu tiên. Những đôi tay thoăn thoắt vê bột, những chiếc bánh dần xếp kín khay hòa cùng cái tấp nập của Hà Nội khi bước vào một ngày mới đã trở thành nét thân quen mỗi khi đi qua nơi này.
Quán có 4 người làm việc không ngơi tay từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều
Diện tích ở phố cổ rất bé, một gian nhà chỉ tầm 10m2 là hai hộ cùng kinh doanh. Thế nên cửa hàng của bà Cúc không có chỗ cho khách ngồi lại và thực chất món ăn này cũng chẳng nên ngồi tại chỗ để ăn.
Bánh được đựng vào túi giấy và lót túi nilon bên nài cho khách mang đi
Đã có biết bao món ăn vặt mới lạ ra đời nhưng bánh rán bi vẫn ghi dấu ấn trong lòng Hà Nội, là một trong những món quà vặt nổi tiếng nhất đất kinh kỳ. Và mỗi khi nhắc đến bánh rán bi Ô Quan Chưởng, người ta lại nhớ đến cái thú vui cầm túi bánh rán nóng hổi trên tay, vừa ăn vừa khám quá những điều thú vị phố cổ.
Trần Mỹ Linh
Đa phương tiện K34-A2
Cùng chuyên mục
Bình luận