Điểm tin văn hóa trong nước tuần 3 tháng 2/2013

Di tích lịch sử Cổ Loa đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt

 

Tối 14/2, tại Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa, UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh và Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích này.

 

Cách đây 2300 năm, từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Cổ Loa đã là kinh đô cổ của nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương với vai trò là kinh thành, quân thành và thị thành. Sau chiến thắng quân Nan Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938 chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc giành lại độc lập cho dân tộc, Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa là kinh đô.


 2115b9717_thanh_co_loa_1.jpg

Di tích thành Cổ Loa. (Nguồn: Internet)


Khu di tích Cổ Loa là một quần thể kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ độc đáo, trung tâm là tòa thành cổ với kiến trúc 3 vòng thành dài trên 16 km đạt đến quy mô và trình độ kiến trúc cao nhất của Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Khu di tích Cổ Loa hiện có trên 60 di tích trong đó có 7 di tích xếp hạng di tích quốc gia, 3 di tích xếp hạng di tích cấp thành phố.

 

Theo TTXVN


Vở kịch xiếc "À Ố Show"

 

Sau "Làng tôi" - vở kịch xiếc Việt Nam đầu tiên chu du thế giới suốt 3 năm với hàng trăm suất diễn luôn đông nghẹt khán giả,  vở kịch xiếc "À Ố" đã chính thức ra mắt tại TP.HCM mùng 6 Tết Quý Tỵ, trước khi nối gót “ông anh” lên đường du diễn trời Tây vào năm 2014.

 

Vẫn mang phong cách “xiếc mới” của Làng tôi, khó có thể gọi "À Ố Show" là một show xiếc thuần túy, mà phải gọi là xiếc-sắp đặt-trình diễn, với các chất liệu “thuần Việt”, nếu ở "Làng tôi" là cây tre (chủ yếu) thì ở "À Ố" là sản phẩm của tre - thúng mủng dần sàng. Nếu ở Làng tôi, tính chất xiếc - trình diễn đậm đặc hơn, thì ở "À Ố", tính chất sắp đặt-trình diễn lại có nhiều đất hơn. Mùi vị “làng quê” đậm đặc ở "Làng tôi", còn chất “làng phố” lại thấm đẫm trong "À Ố".


21179d887_xiecbai.jpg

Vở kịch xiếc "Làng tôi". (Nguồn: Internet)


Ở những suất diễn “test khán giả” đầu tiên, các màn trình diễn “làng phố” độc đáo và rất hiện đại, mang đậm chất cine này (lại diễn ra trên những “ô cửa” được thiết kế hoàn toàn từ tre, mành tre), kết hợp các nhạc cụ dân tộc chơi bản Senenade ghép với một đoạn cải lương... khiến người xem khó kìm được tiếng cười, lại xen với những ngậm ngùi về cuộc đời, thế sự.

 

Theo TTVH


Biển người đổ về lễ khai hội chùa Hương

 

Dù mưa rét nhưng hàng vạn du khách thập phương vẫn đổ về chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) dự lễ khai hội. Ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban quản lý khu di tích danh thắng Hương Sơn cho biết, trên năm vạn du khách thập phương đổ về dự lễ khai hội chùa Hương trong ngày 15-2 (mồng sáu tháng Giêng âm lịch).

 

Từ tờ mờ sáng, hàng trăm du khách đã lên đò vượt Suối Yến vào Thiên Trù, động Hương Tích bái Phật. Đúng 9h, lễ khai hội chùa Hương năm 2013 với chủ đề “Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt” chính thức bắt đầu. Sau các tiết mục biểu diễn văn nghệ, giới thiệu đại biểu, khách quý, phát biểu khai mạc ngày hội chùa Hương là những màn múa tứ linh long, lân, quy, phượng tại cả ba sân lớn chùa Thiên Trù.


212007cb8_20130215231541_chua_huong_3.jpg

Biển người đổ về chùa Hương. (Nguồn: Vietnamnet)

 

Để tỏ lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp, cũng như những nét văn hóa tâm linh vô cùng độc đáo của di tích Hương Sơn và thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Hòa thượng Yoshimizu Daichi - Trụ trì chùa Nisshin kustu - thành phố Tokyo (Nhật Bản) đã đích thân tặng những cây hoa anh đào tươi thắm cho chùa Hương.

 

Theo Vietnamnet


Rộn rã khai hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

 

Sáng 14/2 (tức mồng 5 Tết), tại tượng đài Quang Trung Nguyễn Huệ, Gò Đống Đa, Hà Nội, lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã khai mạc rộn rã.

 

Cách đây 224 năm, vào ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn cùng nhân dan đã thần tốc ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa lịch sử.

 

212278515_287611_500.jpg

Hình ảnh tại lễ khai hội gò Đống Đa. (Nguồn: tienphong.vn)


Sau lễ mít tinh là chương trình nghệ thuật tái hiện lại khí thế hào hùng của quân Tây Sơn, niềm hân hoan chiến thắng qua những lời ca, tiếng hát, điệu múa... Kết thúc phần tái hiện lịch sử, chương trình lễ kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tiếp tục bằng các chương trình nghệ thuật như múa võ, múa rồng, hát chầu văn... 


Theo Vietnamnet


Minh Hạnh

Tổng hợp

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN