Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Thái tại Thanh Hóa

(Sóng trẻ)- Tại các vùng cao có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, không khó để bắt gặp những tấm đệm ngồi, đệm nằm hay mảnh khăn địu thổ cẩm với hoa văn và đường nét tinh tế. Từ lâu, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành nghề truyền thống, tạo nên nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thái.

Ban đầu, dệt thổ cẩm của người Thái chủ yếu là phục vụ cuộc sống, sinh hoạt trong gia đình nên vải được dệt đơn giản, không cầu kỳ, khổ hẹp. Vải do phụ nữ tự trồng se sợi, kéo sợi, dệt trở thành vải để may váy, làm chăn, đệm cho mỗi cô gái khi về nhà chồng. Có lúc thổ cẩm Thái cũng trở thành hàng hóa để trao đổi lương thực.

Nghề truyền thống đậm nét văn hóa dân tộc

Bà Đinh Thị Biến (Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là người duy nhất hiếm hoi còn giữ nghề dệt thổ cẩm đến tận bây giờ. Bà Biến bắt đầu ngồi vào khung dệt từ năm 1994, trong hơn 20 năm qua, bà đã làm qua tất cả các kiểu dệt và đủ loại sản phẩm.

Khung dệt đã gắn bó với bà Biến từ thuở nhỏ
Khung dệt đã gắn bó với bà Biến từ thuở nhỏ

Đời sống ngày càng phát triển, quá trình sản xuất ra một chiếc đệm ngồi thổ cẩm không còn khó khăn như trước. Bà Biến cho biết, trước đây, để làm ra một khung vải dệt, phải bắt đầu từ việc hái cây gai, cây lau về ngâm, làm sợi. “Ngày xưa mỗi lần hái cây lau về, người lúc nào cũng ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều khi sảy chân ngã, xây xát hết người”, bà chia sẻ.

Những chiếc đệm ngồi với nhiều hoa văn khác nhau
Những chiếc đệm ngồi với nhiều hoa văn khác nhau

Tuy nhiên, hiện tại công việc dệt thổ cẩm đã được rút ngắn lại với công đoạn dệt vải và cắt may. Nguyên liệu làm thổ cẩm được mua từ Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) hoặc Nam Định, có chất lượng và đẹp hơn. Họ lựa chọn những vải sợi dệt thổ cẩm theo ý tưởng của mình. Do đó, hoa văn trên thổ cẩm cũng phong phú hơn.

Bà Đinh Thị Biến cho biết: “Chất liệu và hoa văn của thổ cẩm bây giờ và trước đây có những điểm khác. Sự khác biệt này không đáng kể, nhưng những nét chấm phá mới đã thể hiện nhịp sống của đồng bào dân tộc Thái, sự chuyển biến trong nhận thức, giao lưu giữa các vùng miền”.

Đối với người Thái biết thêu thùa, dệt vải là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ. Ngay từ tuổi thiếu niên các em gái Thái đã được mẹ dạy cho cách thêu, dệt. Cái hồn thổ cẩm lưu giữ chính là sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Thái biểu hiện trong việc dệt, may trang phục hay sử dụng trang phục, vật dụng thổ cẩm. 

Khung dệt vải được gia đình nhà bà Biến sử dụng từ năm 1994
Khung dệt vải được gia đình nhà bà Biến sử dụng từ năm 1994

Quan sát và tìm hiểu có thể thấy các mô típ hoa văn được kết hợp một cách khéo léo, cân đối. Các hoa văn được thể hiện theo phương pháp tượng trưng, giản lược hóa hình tượng động, thực vật và đồ vật. Hoa văn chủ yếu diễn tả những tình cảm, suy nghĩ của con người về cuộc sống xã hội và tự nhiên chứ không sao chép nguyên mẫu. Ví dụ như: hoa văn lốt chân chó, hoa văn xương cá... Tuy nhiên, theo thời gian, các hoa văn này được đơn giản hóa, tạo thành những mẫu hoa văn nhất định.

Từ nghề truyền thống đến phát triển kinh tế gia đình

Ngày nay, sản phẩm thổ cẩm của người Thái ở Quan Hoá đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, từ miền ngược đến miền xuôi, đặc biệt đã được đưa ra nước ngoài. Và quan trọng hơn nhờ các sản phẩm thổ cẩm mà nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Quan Hoá có thêm thu nhập hằng tháng (500-600 ngàn đồng). Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là chưa tìm được đầu ra ổn định cho các sản phẩm thổ cẩm. 

Trao đổi về vấn đề này, bà Hà Thị Cúc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cho biết: “Huyện cũng đã tổ chức nhiều lớp đào tạo về xây dựng nghề truyền thống; thành lập các tổ sản xuất thổ cẩm vừa bán ra thị trường vừa truyền thụ, giảng dạy kinh nghiệm”.

Đệm nằm có kích thước lớn hơn, các đường nét cũng đơn giản hơn nhiều so với đệm ngồi
Đệm nằm có kích thước lớn hơn, các đường nét cũng đơn giản hơn nhiều so với đệm ngồi

Với gia đình bà Biến, hai con đều có việc làm ổn định, nghề dệt thổ cẩm trở thành khoản thu nhập phụ cho gia đình. Mỗi chiếc đệm ngồi có giá dao động 120.000đ - 130.000đ, làm trong khoảng 3-4 ngày. Một tháng bà Biến có thể làm 10 - 12 chiếc.

Chị Hà Thị Thanh, khách mua đệm thổ cẩm cho biết: “Những chiếc đệm ngồi được mua về để trang trí, dùng cho những bàn ăn thấp (thay cho chiếu). Các quán ăn hay homestay mang phong cách dân dã có thể dùng đệm này để thêm phần gần gũi, thân thuộc”. 

Đệm ngồi được nhiều nhà hàng mua về sử dụng
Đệm ngồi được nhiều nhà hàng mua về sử dụng

Hiện nay, Quan Hóa đang triển khai dự án phát triển du lịch sinh thái, thông qua đó, sẽ kết hợp giới thiệu sản phẩm thổ cẩm. Đặc biệt là sản xuất nhiều mặt hàng, mẫu hàng độc đáo của thổ cẩm người Thái để đáp ứng nhu cầu thị hiếu phục vụ khách du lịch. Cũng theo bà Cúc, huyện cũng cần có định hướng, hỗ trợ phát triển nghề dệt; cần xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng, đặc biệt là tăng cường tìm kiếm, hợp tác với các thị trường tiềm năng ở các khu du lịch ở các địa phương khác...

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN