Độc đáo ngôi làng "gõ ra tiền" tại Hà Nội

(Sóng trẻ) - Nhiều năm qua, người dân tại làng Phú Thứ (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã “sống khỏe” nhờ nghề đóng thùng tôn. Công việc này không những có thu nhập cao mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại đây.

Kiếm tiền nhờ “nghề gõ”

Đi dọc đường làng Phú Thứ (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) không khó để nghe thấy tiếng gõ tôn râm ran một vùng. Nơi đây lúc nào cũng vọng ra những ra tiếng máy cắt, máy cuốn, máy dập; tiếng búa gò trên đe và tiếng va chạm, khua lách cách của sản phẩm được chất lên xe giao hàng… Tất cả đã tạo nên loại âm thanh đặc trưng của nghề chuyên gò hàn tôn thiếc không thể lẫn với bất cứ với công việc, ngành nghề nào khác.

Là nghề truyền thống lâu đời của người dân thôn Phú Thứ, Tây Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội). Qua thăng trầm của hàng trăm năm, nghề này vẫn tạo ra nhiều việc làm với thu nhập tốt.

6-10.png
Nghề gò hàn tôn thiếc là nghề truyền thống lâu đời của người dân thôn Phú Thứ. 

Theo người dân, những tiếng động thân thuộc phát ra từ những cơ sở làm nghề gò hàn tôn thiếc tạo thành làn sóng âm đặc biệt, gắn liền với cuộc sống của nhiều thế hệ nên từ lâu đời các tiền nhân gọi đây là “Làng gõ ra tiền”.

Gắn bó nghề được 30 năm nay, anh Nguyễn Văn Ký (54 tuổi) cho biết, nghề truyền thống gõ tôn, thiếc, đồng ở làng Phú Thứ đã có từ lâu đời, trở thành công việc đem lại thu nhập chính cho bà con trong làng.

“Nghề làm thùng tôn đây đã có từ rất lâu, trong khoảng 5 năm trở lại đây, nghề này phát triển rất nhanh. Nhiều hộ gia đình giàu lên trông thấy nhờ chính công việc này”, anh Ký chia sẻ.

6-8.png
Để hoàn thành một bộ thùng tôn, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn.

Hơn nữa, các sản phẩm của làng Phú Thứ được làm thủ công để đảm bảo chất lượng sản phẩm vì vậy, không chỉ nổi tiếng trên địa bàn, nhiều thương lái tại các tỉnh khác cũng thường xuyên tới đây để nhập hàng.

“Hầu hết các sản phẩm dân sinh tại đây đều bằng thủ công là chủ yếu. Chúng tôi gia công cho khách, lấy công làm lãi là chính và nguyên liệu thì thường do khách mang đến và làm theo số lượng khách yêu cầu”, anh Ký cho biết thêm.

Gia đình anh Ký chủ yếu đang nhận đơn hàng là những chiếc thùng tôn (dành cho khách hàng đựng các món đồ cá nhân, tiền bạc, trầu cau…). Cứ vài ngày, lại có xe tải tới chở hàng tận nơi để giao cho khách hàng trên khắp cả nước.

Ngoài ra, hiện tại, trong làng có nhiều cơ sở làm nghề nhưng mỗi gia đình lại làm chuyên về một mặt hàng khác nhau như thùng tôn, thùng đốt hàng mã, chậu đốt vàng mã, đồ gia đình…

Vất vả với nhiều công đoạn

Để hoàn thành một bộ thùng tôn, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn như: Cắt tôn ra thành từng vành, vào thép, sau đó bẻ 2 đầu vành ghép lại thành hình tròn rồi lắp thêm đáy thùng.

Hơn nữa, các công đoạn thủ công yêu cầu sức người và sự tỉ mỉ, cẩn thận. Cũng chính vì làm tôn thiếc, nhiều người thợ làm nghề cũng không tránh được những lúc chân tay gặp thương tích.

“Do làm việc này phải dùng tay không mới cảm nhận được chính xác đường nét của sản phẩm. Do vậy việc chúng tôi tiếp xúc với kim loại mỏng này không tránh khỏi thương tích”, bà Nguyễn Hoàng Mai (48 tuổi), người thợ làm nghề tại một cơ sở sản xuất thùng tôn thiếc chia sẻ.

6-9.png
Nhiều người thợ làm nghề cũng không tránh được những lúc chân tay gặp thương tích bởi những công đoạn làm thủ công.

Cũng theo bà Mai: “Dù vất vả nhưng so với các nghề khác thì nghề làm thùng tôn có nhiều ưu điểm như: thu nhập ổn định, không gian làm việc trong bóng mát... Bên cạnh đó, không chỉ dành cho nam giới mà nghề này phụ nữ như chúng tôi cũng có thể làm tốt”.

Nhiều chủ cơ sở chia sẻ, với thời đại công nghệ phát triển hiện nay, máy móc giúp con người nâng cao năng suất sản lượng nhưng nhiều chi tiết sản phẩm sẽ không thể thay thế bàn tay thủ công.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN