Độc đáo phong tục đón năm mới của người Nhật

(Sóng trẻ) - Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt.

Trước thời kỳ Minh Trị, ngày năm mới của Nhật Bản được dựa theo lịch âm của Trung Quốc, cũng như những người Trung Quốc , Hàn Quốc, và Việt Nam đương đại . Tuy nhiên, vào năm 1873, năm năm sau khi Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã thông qua lịch Grerian và ngày đầu tiên của tháng 1 đã chính thức trở thành ngày văn hóa năm mới ở Nhật Bản.

Phong tục trang trí nhà ngày Tết

Vào những ngày cuối năm người Nhật sẽ làm vệ sinh nhà cửa ,sân vườn ( gọi là  susuharai) để tẩy đi những vết nhơ trong năm cũ và chờ đón điều tốt đẹp trong năm mới.Họ trang trí nhà cửa với những vật dụng độc đáo làm từ gỗ thông , cỏ , rơm,…

Các gia đình Nhật Bản thường treo shimenawa trước cửa nhà với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ ,chào đón các vị thần. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình họ.

                                   
Kadomatsu là một vật trang trí được người Nhật đặt cạnh cửa ra vào. Kadomatsu gồm ba ống tre và cách cành thông (hay cây tùng ).Số cành thông và ống tre chỉ được là số lẻ bởi họ quan niệm hạnh phúc là không chia được chỉ có bất hạnh mới cần chia đi .Nài ra cây thông còn tượng trưng cho sức sống bất diệt và tinh thần Nhật Bản. Cũng như Tết ở Việt Nam không thể thiếu cây đào cây mai , ngày Tết ở Nhật không thể thiếu cây tùng. Theo quan niệm của người Nhật, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Họ đặt cây tùng trước cửa với mong muốn được vị thần ghé thăm và ban phát may mắn.

 
                                  
Người Nhật cũng có một phong tục khá giống việc đặt cây nêu của người Việt,họ đặt shimekazari trên bàn thờ hoặc dưới vòm cửa để ngăn ma quỷ lai vãng.


                                 
Một vật trang trí độc đáo khác của người Nhật là wakazaki .Họ thường đặt nó ở bếp để bày tỏ lòng biết ơn thần lửa và thần nước đã ban cho họ cuộc sống sung túc, bữa cơm gia đình đầm ấm. 

                               
Đêm tất niên và giao thừa

Ngày tất niên sau khi dọn dẹp và trang trí nhà cửa , người Nhật sẽ có một bữa cơm thịnh soạn cùng gia đình với món ăn truyền thống là mì Toshikoshi – Soba (khoảng 10-11h). Bên cạnh cái tên có ý nghĩa là chuyển giao từ năm cũ sang năm mới món mì này còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ .


Đêm giao thừa người dân Nhật Bản sẽ làm lễ cúng tổ tiên và thần linh với bánh dầy , bánh Tokonoma ,… Đúng 0h , khi tiếng chuông chùa vang lên 108 tiếng ( xua đuổi 108 con quỷ sứ ) , họ quây quần bên nhau và bắt đầu chúc tụng năm mới ,uống rượu Sake và ăn bánh tết.

                                  
Phong tục lì xì đầu năm

Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ” người Nhật thường mừng tuổi đầu năm cho trẻ nhỏ và người già thay cho những lời chúc ý nghĩa. Họ còn có phong tục tặng bưu thiếp đầu năm mới để bày tỏ lời cảm ơn tới cha mẹ ,vợ ,chồng ,anh chị em hay bạn bè. Những lời cảm ơn được ghi trong tấm thiệp mà họ đã chuẩn bị từ trước và được trao tặng vào ngày đầu tiên của năm mới.

                                    
Nài ra ngày Tết cổ truyền Toshigamisama còn bao gồm nhiều hoạt động thú vị khác như đi chùa đầu năm , đi chúc tết hay tham gia các trò chơi dân gian của Nhật Bản. Dù đón năm mới theo lịch dương nhưng ngày Tết ở Nhật vẫn có những nét văn hóa truyền thống vừa mang nét Á Đông vừa độc đáo của văn hóa Nhật Bản.

Mây Lê

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN