“Đổi giây lấy cây” - gieo lại mầm xanh cho đất
(Sóng trẻ) – “Đổi giấy lấy cây” là một sự kiện nằm trong dự án về môi trường do Green Life Team sáng tạo nên. Sự kiện được tổ chức thường niên vào thứ bảy và chủ nhật cuối cùng mỗi tháng tại số 33, ngõ 67 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Nằm trong dự án về môi trường do Green Life Team thành lập, “Đổi giấy lấy cây” là một sự kiện vô cùng ý nghĩa nhằm tác động và thay đổi nhận thức, hành động của mọi người trong việc sử dụng giấy, rác thải nhựa, thiết bị điện tử,…đồng thời tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Sự kiện “Đổi giấy lấy cây”
Anh Hoàng Quý Bình, người sáng lập ra dự án, sinh viên năm 4 trường Đại học Bách Khoa cho biết: Xuất phát từ thực tế trong quá trình học tập tại trường, lượng giấy được sử dụng rất nhiều nếu có thể tái chế sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Đó là động lực để anh cùng mọi người xây dựng dự án Green Life. Trải qua gần 4 tháng đi vào hoạt động, Green Life mong muốn giữ lại màu xanh cho đất, giữ lại không gian xanh, cuộc sống xanh cho cộng đồng.
Rất nhiều cây xanh được chuẩn bị cho sự kiện
Theo thống kê của ban tổ chức sự kiện mỗi tháng thông qua chương trình Green
Life thu về được hơn 5 tấn giấy các loại bao gồm giấy bìa, giấy photo đã qua sử dụng, sách giáo khoa, truyện,…Số lượng giấy thu được sẽ được tái chế, từ hoạt động này có thể cứu được 85 cây xanh, 130 mét khối nước, 1590 lít dầu, 20000 KW điện, bên cạnh đó số sách báo thu về có thể đem đến điểm trường xây dựng tử sách. Nhưng trên tất cả là thông điệp mà sự kiện “Đổi giấy lấy cây” muốn gửi gắm đến cộng đồng là một lối sống xanh, một tinh thần trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống của tất cả mọi người.
Sách được phân loại để phục vụ các mục đích khác nhau
Cách thức để có thể tham gia sự kiện là tất cả những sách báo, bìa cứng, rác thải nhựa,…đã qua sử dụng được mọi người đem đến sẽ được quy đổi thành các sao theo thứ tự 1 sao, 2 sao đến 8 sao. Tùy thuộc vào số lượng giấy sẽ được nhận sao và cây tương ứng. Bên cạnh đó nếu các cá nhân có nhu cầu sẽ được lựa chọn và mua cây. Số tiền đó sẽ được ban tổ chức dùng duy trì các hoạt động như mua cây, thuê địa điểm cho 2 thư viện D FREE Book, tiền vận chuyển sách giáo khoa, truyện tranh, tạp chí lên các điểm trường ở vùng cao,…
Thư viện vườn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với mọi người.
Là một người trẻ quan tâm tới vấn đề môi trường, Nguyễn Thanh Thảo – sinh viên Học viện Tài chính đã dành một ngày cuối tuần để tham gia sự kiện. Thảo chia sẻ rằng đây là một sự kiện rất ý nghĩa nhằm gửi tới mọi người những thông điệp sâu sắc, từ những hành động nhỏ mỗi ngày như thay đổi thói quen sử dụng giấy, túi nilon, rác thải nhựa tràn lan,…sẽ góp phần bảo vệ chính cuộc sống của bạn và cả cộng đồng.
Sự kiện không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ, các bậc phụ huynh mà còn thu hút cả những công ty lớn như JP Corelex. Đây là công ty con của hai công ty hàng đầu tại Nhật Bản về sản xuất máy tái chế giấy và phân phối giấy. Đại diện công ty này cho biết muốn tìm hiểu về quá trình thu m, xử lý và tái chế giấy của Green Life sau đó có thể cùng thảo luận tìm ra những hướng đi chung, hợp tác để biến nguồn nguyên liệu đó thành các thành phẩm tái chế thân thiện với môi trường.
“Thấy rác mà chẳng nhặt lên thì con người ấy làm nên việc gì” đó là một trong số rất nhiều thông điệp của sự kiện muốn gửi đến mọi người. Trước khi muốn làm những việc lớn lao nài biển rộng chúng ta nên làm tốt từ những việc nhỏ nhất như m lại giấy đã qua sử dụng đến với “Đổi giấy lấy cây”.
Trần Ngà
Cùng chuyên mục
Bình luận