Đưa võ thuật vào trường học: Tốt mà... khó!
(Sóng Trẻ) - Dư luận ủng hộ nhiệt tình khi Bộ GD-ĐT chỉ đạo đưa võ thuật vào danh sách các bộ môn được giảng dạy trong trường học. Nhưng, từ lời nói tới việc làm, từ Bộ xuống trường, từ Chỉ thị vào thực tế lại là cả một đoạn đường dài đầy khó khăn và thử thách.
Từ hy vọng…
Võ thuật là một môn thể thao mang nhiều ý nghĩa, vừa giúp phát triển thể chất, vừa rèn luyện đạo đức tác phong, giáo dục tinh thần thượng võ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Trong tình trạng học sinh, sinh viên đang thiếu quan tâm tới thể dục thể thao, thì việc đưa võ thuật vào trường học sẽ đem đến một làn gió mới.
Thầy Đoàn Đình Lân, HLV của võ đường Đoàn Long nhận xét: “Đó là môt ý kiến hay. Nước mình đang học hỏi theo một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc”. Khi phong trào phát triển, võ thuật giúp bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, cũng là một biện pháp để tập hợp thanh thiếu niên vào một tổ chức nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Đặc biệt với vấn nạn bạo lực học đường đang bức xúc như ngày nay, các học sinh được học võ thuật sẽ phần nào tự bảo vệ được mình.
Vừa qua, một số trường như ĐH Sư Phạm HN, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP. Vinh)… đã tổ chức các lớp võ dưới dạng CLB dành cho người yêu thích và có hoạt động hiệu quả. Điều đó càng đem lại hy vọng có thể đưa võ dân tộc vào trường học, bước đầu đưa võ thuật trở thành một hoạt động mang tính đại chúng.
… đến những băn khoăn
Lợi ích là vậy, nhưng không phải không có lý do mà nhiều trường vẫn chần chừ trong việc thêm võ thuật vào chương trình học. Nhiều ý kiến cho rằng thêm một môn võ là thêm chi phí về sân tập, dụng cụ, hoặc ít nhất cũng phải có đồng phục đến cả trăm nghìn một bộ. Vấn đề chi phí vốn dĩ không phải trường nào cũng có thể đáp ứng được, trong một trường, lại không phải học sinh nào cũng có thể lo liệu được.
Hơn nữa, để tìm được giảng viên, huấn luyện viên được đào tạo bài bản và đủ cho các trường cũng không phải dễ. Thêm vào đó, học sinh phải có thêm một đầu điểm để lo lắng, vớt vát, bởi không phải ai cũng có thể học tốt võ thuật.
Anh Nguyễn Văn Nghĩa, giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Võ thuật không phải là lựa chọn duy nhất để phát triển thể chất, còn để tự vệ thì ở trường sợ là không đủ. Học võ quá vất vả.”
Tuy có người lo ngại đưa võ thuật vào học thậm chí có thể khiến bạo lực gia tăng, nhưng hầu hết cho rằng học võ sẽ rèn nhân cách và tính kiên nhẫn. Học võ cũng là học đạo, nên sẽ không có chuyện học sinh dùng võ thuật để đánh nhau. Dù vậy, không tránh khỏi các thành phần xấu thường gây hấn không lý do, học sinh ở trường học võ chưa đến đâu, ra khỏi trường đã bị một số thành phần côn đồ “ngứa mắt” với bộ võ phục.
Một thành viên có tài khoản Trungmaster trên diễn đàn võ thuật Vietnamfight còn đùa rằng: “Hy vọng là sau này các clip “oánh” nhau của học sinh sẽ có nhiều nét võ thuật hơn”(!).
Theo Công văn số 4267, Bộ GD&ĐT chỉ đạo đưa võ cổ truyền vào trường học, bộ môn được gợi ý cụ thể là Vovinam (Việt Võ Đạo – do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập năm 1936, đã được phát triển ra thế giới và có nhiều khởi sắc trong nhiều năm trở lại đây). Tuy nhiên, Bộ cũng đã nhấn mạnh việc đưa Vovinam vào trường học chỉ là gợi ý, mang tính khuyến khích. Các trường có thể chọn cho mình một môn thích hợp với điều kiện trường, địa phương để thực hiện.
Từ hy vọng…
Võ thuật là một môn thể thao mang nhiều ý nghĩa, vừa giúp phát triển thể chất, vừa rèn luyện đạo đức tác phong, giáo dục tinh thần thượng võ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Trong tình trạng học sinh, sinh viên đang thiếu quan tâm tới thể dục thể thao, thì việc đưa võ thuật vào trường học sẽ đem đến một làn gió mới.
Các em học sinh Yên Bái học võ Nhất Nam (Nguồn: TTVH)
Thầy Đoàn Đình Lân, HLV của võ đường Đoàn Long nhận xét: “Đó là môt ý kiến hay. Nước mình đang học hỏi theo một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc”. Khi phong trào phát triển, võ thuật giúp bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, cũng là một biện pháp để tập hợp thanh thiếu niên vào một tổ chức nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Đặc biệt với vấn nạn bạo lực học đường đang bức xúc như ngày nay, các học sinh được học võ thuật sẽ phần nào tự bảo vệ được mình.
Vừa qua, một số trường như ĐH Sư Phạm HN, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP. Vinh)… đã tổ chức các lớp võ dưới dạng CLB dành cho người yêu thích và có hoạt động hiệu quả. Điều đó càng đem lại hy vọng có thể đưa võ dân tộc vào trường học, bước đầu đưa võ thuật trở thành một hoạt động mang tính đại chúng.
… đến những băn khoăn
Lợi ích là vậy, nhưng không phải không có lý do mà nhiều trường vẫn chần chừ trong việc thêm võ thuật vào chương trình học. Nhiều ý kiến cho rằng thêm một môn võ là thêm chi phí về sân tập, dụng cụ, hoặc ít nhất cũng phải có đồng phục đến cả trăm nghìn một bộ. Vấn đề chi phí vốn dĩ không phải trường nào cũng có thể đáp ứng được, trong một trường, lại không phải học sinh nào cũng có thể lo liệu được.
Hơn nữa, để tìm được giảng viên, huấn luyện viên được đào tạo bài bản và đủ cho các trường cũng không phải dễ. Thêm vào đó, học sinh phải có thêm một đầu điểm để lo lắng, vớt vát, bởi không phải ai cũng có thể học tốt võ thuật.
Anh Nguyễn Văn Nghĩa, giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Võ thuật không phải là lựa chọn duy nhất để phát triển thể chất, còn để tự vệ thì ở trường sợ là không đủ. Học võ quá vất vả.”
Tuy có người lo ngại đưa võ thuật vào học thậm chí có thể khiến bạo lực gia tăng, nhưng hầu hết cho rằng học võ sẽ rèn nhân cách và tính kiên nhẫn. Học võ cũng là học đạo, nên sẽ không có chuyện học sinh dùng võ thuật để đánh nhau. Dù vậy, không tránh khỏi các thành phần xấu thường gây hấn không lý do, học sinh ở trường học võ chưa đến đâu, ra khỏi trường đã bị một số thành phần côn đồ “ngứa mắt” với bộ võ phục.
Một thành viên có tài khoản Trungmaster trên diễn đàn võ thuật Vietnamfight còn đùa rằng: “Hy vọng là sau này các clip “oánh” nhau của học sinh sẽ có nhiều nét võ thuật hơn”(!).
Theo Công văn số 4267, Bộ GD&ĐT chỉ đạo đưa võ cổ truyền vào trường học, bộ môn được gợi ý cụ thể là Vovinam (Việt Võ Đạo – do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập năm 1936, đã được phát triển ra thế giới và có nhiều khởi sắc trong nhiều năm trở lại đây). Tuy nhiên, Bộ cũng đã nhấn mạnh việc đưa Vovinam vào trường học chỉ là gợi ý, mang tính khuyến khích. Các trường có thể chọn cho mình một môn thích hợp với điều kiện trường, địa phương để thực hiện.
Tuấn – Ngọc Anh – Hạnh – Linh – Giang
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận