“Gặp ma” – Gặp một xã hội thu nhỏ trên trang giấy


(Sóng Trẻ) - “Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhà thơ, nhà văn Phan Văn Đà mang tên “Gặp ma” đã tái hiện cho người đọc một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện tại. Nhà văn đã quá “thật thà” khi đưa chuyện thực lên trên trang giấy, nhưng đó lại là điểm khéo léo tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết” – đó là chia sẻ của nhà văn Nguyễn Khắc Trường trong buổi ra mắt cuốn sách chiều ngày 20/9.

Buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết “Gặp ma” của nhà văn Phan Văn Đà có sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ lớn hiện là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam như nhà văn Nguyễn Khắc Trường, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, nhà thơ Vân Long, Nguyễn Hoa, nhạc sĩ Hoàng Ngân, nhà nghiên cứu - Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Hảo cùng một số nhà văn nhà thơ khác tại Nhà Xuất Bản Hội Nhà văn Việt Nam số 65 Nguyễn Du.

801765a9f_anh_sa_1.jpg
Buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết “Gặp ma” của nhà văn Phan Văn Đà.

Nhà thơ nhà văn Phan Văn Đà sinh ra tại ngôi làng Cổ Đô, Quốc Oai ven sông Đà. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài trong linh vực nghệ thuật, và chắc có lẽ đó, Phan Văn Đà đã được tiếp nhận dòng văn mạch của đất nước để cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị. Không theo học ngành sáng tác văn học nhưng với niềm đam mê văn thơ, ông đã có 6 đầu sách được công bố, chủ yếu ở lĩnh vực thơ. Đã có 44 tác phẩm thơ của ông được phổ nhạc với các thể loại khác nhau bởi các nhạc sĩ Thuận Yến, Lê Mây, Đoàn Bổng, Hoàng Ngân… 

“Gặp ma” là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà thơ Phan Văn Đà, nhưng lại được đánh giá rất cao bởi sự chân thật, tự nhiên - yếu tố rất cần có đối với thể loại văn xuôi. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhận xét: “Gặp ma đã nói lên nhà văn Phan Văn Đà biết rất nhiều chuyện. làm tiểu thuyết mà không có sự chuẩn bị chu đáo thì không thể làm được. Nhà văn là người hiểu đời, cảnh đời, hiểu được cả những chi tiết rất nhỏ trong việc mua bán đất để đưa lên trang văn của mình những chuyện có thật”. Nhà văn đã khéo léo kể một câu chuyện nhỏ để tái hiện một việc hệ trọng của đất nước, qua đó thấy rõ hơn bút lực của nhà văn.

cbc36b51c_anh_sa_2.jpg
Nhà văn Phan Văn Đà trong buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết.

“Gặp ma” là tên gọi ẩn dụ về một đề tài nóng bỏng trong xã hội hiện nay. Giải thích với độc giả về tiêu đề này, nhà văn nói: “Ma ở đây không phải là lực lượng siêu nhiên ác quỷ như người thường hay sợ, mà đây chính là ma người, chúng bị thoái hóa biến chất, mất hết nhân tính, vì lợi ích cá nhân mà dùng bằng cấp, chức quyền để hoành hành những người thấp cổ bé họng”. 

Tiểu thuyết kể về câu chuyện bán nhà ở một ngôi làng. Tưởng chừng như là một chuyện hết sức đơn giản, nhưng bên trong lại là cuộc đấu tranh phức tạp giữa những người dân lương thiện và bọn lừa đảo dùng mác chính quyền để hành hạ người dân. Nhà văn đã khéo léo từ một câu chuyện nhỏ để dựng lên một câu chuyện trọng đại của đất nước. Tiểu thuyết gồm 9 chương, mỗi chương là một thời điểm xung đột mới lạ, gay cấn. Tác giả luôn đặt nhân vật trong những mâu thuẫn xung đột từ nông đến sâu, từ nài vào trong, tạo tình tiết mới mẻ để thấy rằng cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến khó khăn nhất hiện nay, chúng ta cần phải tích cực quan tâm, xóa đi cơ chế lạc hậu, phát hiện những thanh bảo kiếm sắc bén để xử những kẻ phạm tội.

cbc36b51c_anh_sa_3.jpg
Cuốn tiểu thuyết Gặp ma

Đoạn cuối của “Gặp ma” có viết : “Sau khi bán mảnh đất và nhà cấp 4 xong, tuy có giảm bớt căng thẳng trong việc phải đối phó hàng ngày với bọn lừa đảo, nhưng ông Cần vẫn thấy day dứt, xót xa vì những gì đã xảy ra. Không lẽ lại không trị nổi bọn lừa đảo và kẻ tham nhũng ư ? Ông tự thấy xấu hổ , là một cựu chiến binh, một đảng viên đảng cộng sản đã từng ra sống vào chết, thế mà giờ đây lại chịu thua, chịu đầu hàng loại người đã hóa thành ma quỷ. Nhiều đêm ông trằn trọc không sao ngủ được chỉ vì một câu hỏi : Làm thế nào để lôi được những kẻ lừa đảo và tham nhũng ra ánh sáng, không chỉ vì mình mà còn vì một xã hội tốt đẹp hơn”. Lời ông Cần, nhân vật chính của tiểu thuyết cũng chính là lời muốn nói của người dân hiện nay. Cuốn tiểu thuyết đã đặt ra một vấn đề xã hội nhức nhối khiến chúng ta phải suy ngẫm, đồng thời là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về giá trị của nhân cách con người.

Trần Thu Trang
Truyền hình K31A1




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN