Gia đình violin với đam mê âm nhạc

(Sóng trẻ) - Tôi gặp ông bà Nguyễn Văn Bôi vào một buổi chiều tháng 4, tại ký túc xá trường Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Căn phòng đầy ắp tình yêu thương, trìu mến. Ngồi trò chuyện với ông, tôi càng thấy khâm phục tình yêu dành cho âm nhạc, tình yêu dành cho con cháu vô bờ bến của ông bà.

Đây là gia đình có 6 người cháu được tuyển thẳng vào khoa dây, chuyên ngành Violin, hệ trung cấp 4 năm của học viện.

Tình yêu âm nhạc từ nhỏ

Âm nhạc đến với ông như một cái duyên vậy. Ông kể rằng, năm ông còn nhỏ, xưởng chế tạo vũ khí Trần Đại Nghĩa được thành lập ở quê ông - Thọ Xuân, Thanh Hóa, mỗi khi có dịp, các chiến sỹ lại mang đàn ra vừa ca vừa hát, mọi người trong làng lại náo nức đi xem. Khi tiếng đàn violin cất lên rồi lại nhìn thấy đôi bàn tay của người nghệ sỹ kéo nhẹ nhàng mà thanh thoát, lòng ông thấy xao xuyến một cách lạ thường. Thuở ấy nhà ông nghèo lắm, học âm nhạc là chuyện quá xa xỉ nhưng với niềm đam mê âm nhạc, ông đã tự tập chơi đàn. Ông nghĩ học đàn mà không có nhạc cụ thì làm sao học được thế là ông lại tự mình mày mò, nghiên cứu cách làm đàn và làm ra cây đàn violon năm ông học lớp 5. Và rồi âm nhạc cứ thế lớn lên trong tâm hồn của ông.

Ông theo học và làm kỹ sư lâm nghiệp. Những lúc rảnh rỗi, ông cũng đồng nghiệp cùng nhau vừa đàn vừa hát cho thư giãn. Rồi năm 1965, ông được đặc cách tham gia một lớp sáng tác. Ông lại càng say mê âm nhạc hơn.

cebd9c439_anh_1_4.jpg
Ông Nguyễn Văn Bôi bên cây đàn vĩ cầm

Năm 2008, ông bà Bôi có dịp ra Ninh Bình chơi nhà người bạn cũ - ông Nguyễn Quyết Thắng. Là người đam mê âm nhạc, khi về hưu ông Thắng mở một lớp dạy nhạc cho các em nhỏ miền quê Ninh Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình. Hai tâm hồn âm nhạc lớn gặp nhau, ông bà liền mua một mảnh đất bên cạnh nhà ông Thắng, sau đó, ông bà và hai cháu nhỏ chuyển ra đây sống, cùng ông Thắng dạy nhạc miễn phí cho các em, các cháu mình cho thỏa niềm mong ước bấy lâu. Ông bảo rằng: "Khi mới chuyển, ai không biết lại tưởng ông bà giận con, giận cháu nên mới ra đây sống chứ nào có phải vậy đâu. Mình không có điều kiện học, con mình không có điều kiện học thì nhất định phải tạo mọi điều kiện cho cháu mình được học". Lớp học có sự dạy dỗ chỉ bảo của hai ông giáo làng lại càng hăng hái, say mê hơn. Rất nhiều các em học sinh đã trưởng thành từ lớp học này. Tiếng lành đồn xa, lớp học được mọi người biết đến nhiều hơn và gọi với cái tên trìu mến là "Nhạc viện Đồng quê".

Truyền lửa đam mê

Năm 2011, khi Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam về "Nhạc viện Đồng quê" tuyển sinh, 6 đứa cháu của ông cũng tham gia thi. Kết quả thật bất ngờ, cả 6 em đều đỗ vào hệ trung cấp 9 năm của học viện. Khi kể tới đây, đôi mắt ông ánh lên niềm vui sướng và hạnh phúc. Thế là ông bà lại từ Ninh Bình lên Hà Nội chăm 6 đứa cháu của mình. Ngày ông bà đi, mọi người trong xóm đến tiễn, ông bạn chí cốt còn làm hẳn bài thơ tiễn ông bà. Ông bảo: "Kể ra, đi xa cũng nhớ Nhạc viện Đồng quê lắm, nhiều lúc nhìn bọn trẻ nhà tôi chơi đàn, tôi nhớ các em ở đấy, không biết học hành thế nào rồi? Có chăm chỉ không? Nhưng ở lại đây để mấy đứa cháu trên kia cũng không an tâm. Bởi âm nhạc nó muôn hình vạn trạng lắm, nếu không đi đúng đường thì sẽ hỏng hết cả một đời người".

cebd9c439_anh2_1.jpg
Ông Bôi cùng các cháu tập luyện

Ngày nào cũng vậy, ông bà dạy sớm lo cơm nước rồi gọi các cháu dậy rửa măt ăn uống để đi học cho kịp giờ. Buổi chiều, mỗi khi không có giờ lên lớp thì mấy ông cháu cùng nhau chơi đàn, tối đến cùng nhau học văn hóa. Thời gian đầu, khi mới lên, toàn cháu nhỏ lại cộng thêm tuổi già ông bà Bôi cũng vất vả lắm, phải uốn nắn từng li, từng tí một. Ông bảo muốn học giỏi thì phải có phương pháp học tốt. Ông Bôi dạy bọn trẻ không chỉ đánh đành hay mà còn cảm thụ nó bằng cả trái tim có như thế bản nhạc mới đi vào lòng người. Mỗi khi đàn hỏng, ông lại mang ra mày mò sửa, tháo lắp từng bộ phận tỉ mỉ lau chùi cho các cháu từ cây đàn violin giành cho 3 tuổi đến cây viola, cello.

cebd9c439_anh_3_2.jpg
Ông Bôi đang chỉnh đàn cho các cháu

Nhờ có phương pháp học đúng đắn và tình yêu thương vô bờ bến ông bà giành cho các cháu, 6 em đều học rất giỏi, đứng top của khoa, năm nào cũng được học bổng của trường, được đi diễn ở các nơi như Nhà hát Lớn, nhà hát Tuổi Trẻ,...

Căn phòng chưa đầy 30m2 của ký tức xá học viện là nơi ông Bôi cùng các cháu tập luyện. Ông kéo xenlo, mấy đứa cháu kéo violin, công-tơ-bát, viola tạo nên một bản tứ tấu thật tuyệt vời. Tiếng đàn lúc vui tươi, cuồng nhiệt, lúc réo rắt thiết tha, tạc vào lòng tôi một nỗi niềm khó tả.

Âm nhạc qua ông Bôi không những hay mà còn thật kỳ diệu. Cách đây 3 năm, ông dạy violin cho em Dũng, người mắc chứng bệnh tự kỷ. Mới đầu, khi được mẹ đưa đến phòng ông nhờ giúp, Dũng không nói chuyện với ai và rất nghịch. Dũng thường đem đồ đạc, giầy dép của mọi người ra nài hành lang vứt khiến nhiều lúc ông bà thấy bất lực. Nhưng với tình yêu thương, niềm đam mê âm nhạc, ông bà đã tận tụy dạy dỗ Dũng. Sau 2 năm, Dũng đã trở lại bình thường, bây giờ em kéo violin rất giỏi.

Trò chuyện với ông bà hồi lâu, lúc chuẩn bị chia tay, ông Bôi lật giở từng tấm ảnh kỷ niệm, chợt buông tiếng thở dài: "Dù xa Nhạc viện Đồng quê nhưng tâm hồn tôi với bà ấy vẫn hướng về nó".

Lã Đào Anh
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN