Đường phố Italy vắng vẻ chưa từng có bởi biện pháp phong tỏa
(Sóng trẻ) - Ý đang phải đối mặt với một cuộc phong tỏa, thắt chặt an ninh chưa từng có vào ngày 10-3 khiến các đường phố ở thủ đô Roma và các thành phố khác bị bỏ hoang. Đỉnh điểm là khi chính phủ mở rộng cuộc đàn áp trên toàn quốc trong nỗ lực làm chậm sự bùng phát của Covid-19.
Các biện pháp được công bố vào cuối ngày 9-3 bởi Thủ tướng Giuseppe Conte đã mở rộng các bước thực hiện tại khu vực phía bắc giàu có của vùng Bologna và một số tỉnh lân cận, gồm hạn chế di chuyển và cấm tụ họp đông người.
“Tương lai của nước Ý nằm trong tay chúng ta. Tất cả chúng ta hãy làm phần việc của mình và làm mọi thứ có thể vì lợi ích tập thể”, ông Giuseppe Conte chia sẻ trên mạng xã hội, khuyến khích mọi người chịu trách nhiệm cá nhân.
Thủ tướng Giuseppe Conte, Italy
Dữ liệu cho thấy sự bùng phát của Covid-19 đang tiếp tục lan rộng, với hơn 9.172 trường hợp dương tính ghi nhận vào 9-3 và 463 trường hợp tử vong, tập trung nhiều ở các khu vực phía bắc Bologna, Emilia Romagna và Veneto.
Các địa danh của Rome bao gồm đài phun nước Trevi, Pantheon, bậc thang Tây Ban Nha và quảng trường Thánh Peter ở Vatican đã bị đóng cửa hoặc trống rỗng. Khách du lịch cũng được yêu cầu quay trở lại khách sạn của mình.
Trong ít nhất ba tuần tới, mọi người được khuyên ở nhà nếu có thể, chỉ di chuyển vì lý do công việc, nhu cầu sức khỏe hoặc trường hợp khẩn cấp. Bất cứ ai đi du lịch sẽ phải mang theo một tài liệu tuyên bố lý do của họ và các trường học, đại học sẽ vẫn đóng cửa.
Các sự kiện nài trời, bao gồm sự kiện thể thao đã bị đình chỉ. Trong khi các quán bar và nhà hàng sẽ phải đóng cửa từ 6 giờ chiều. Một vài cửa hàng được phép duy trì mở với điều kiện khách hàng duy trì khoảng cách tối thiểu là một mét.
Nước láng giềng Áo cho biết họ sẽ từ chối nhập cảnh cho những người đến từ Ý, trong khi British Airways đã hủy tất cả các chuyến bay đến và đi từ nước này.
Một nhà hàng trên đường Mark’s Square hoàn toàn trống rỗng
Ngay sau khi Thủ tướng Conte công bố các biện pháp đóng cửa, người dân Roma đã đổ xô đến các siêu thị đêm khuya để dự trữ thực phẩm và các nhu yếu phẩm cơ bản. Ngay sau đó chính phủ phải tuyên bố rằng nguồn cung sẽ được đảm bảo và kêu gọi mọi người không quá hoảng loạn.
Tại Milan, tình hình đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, cũng tương tự, với nhiều cửa hàng và doanh nghiệp mở nhưng ít người hơn bình thường trên đường phố.
Tổ chức Y tế Thế giới đã ca ngợi phản ứng "hung hăng" của Ý đối với cuộc khủng hoảng, bởi nó có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh Covid-19. Nhưng tổn thất kinh tế là rất lớn, với các lĩnh vực từ sản xuất đến du lịch báo cáo sự sụp đổ sẽ ảnh hưởng trong nhiều tháng tới.
Ngày 9-3, sàn giao dịch chứng khoán Milan đã giảm hơn 11% và chi phí vay nợ của Ý tăng vọt, làm dấy lên lo ngại rằng một nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.
Thủ tướng Conte đã hứa với liệu pháp sốc lớn, giúp xử lý các tác động kinh tế ngay lập tức của cuộc khủng hoảng vào 10-3, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Stefano Patuanelli cho biết chính phủ sẽ phê duyệt các biện pháp trị giá khoảng 10 tỷ euro.
Cùng với việc thúc ép Liên minh châu Âu nới lỏng các quy tắc vay mượn nghiêm ngặt, ông Conte cho biết chính phủ đang tạm thời đình chỉ thanh toán hóa đơn, thuế và thế chấp để giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình.
Ngọc Huyền (Theo Reuters)
Cùng chuyên mục
Bình luận