Giá rau lên đỉnh: Người trồng khổ, người mua cảm thông

(Sóng trẻ) - Trước sức tàn phá mạnh mẽ của siêu bão Yagi, nguồn cung thực phẩm trở nên khan hiếm. Thị trường rau xanh tại Hà Nội ở trong tình trạng giá cả tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí còn đắt hơn cả thịt, cá.

Nông dân điêu đứng, tiểu thương lao đao

Cơn bão số 3 để lại nhiều thiệt hại to lớn về người và của. Những ruộng rau xanh chuẩn bị được thu lượm mang đi bán, giờ đây, chỉ còn lại mảnh vườn trống trơn, rau vàng úa, bị vùi lấp trong nước. Nguồn cung rau xanh bị thiếu hụt đột ngột, kéo theo những biến động về giá cả.

“Từ năm 1971 tới hiện tại, tôi mới chứng kiến cảnh bão to như vậy. May mắn còn giữ được một ruộng rau chuẩn bị thu hoạch. Năm nay nhà tôi thất thu nghiệm trọng”, Bà Vũ Thị Hiền (Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ. (Ảnh: Hà Linh)
“Từ năm 1971 tới hiện tại, tôi mới chứng kiến cảnh bão to như vậy. May mắn còn giữ được một ruộng rau chuẩn bị thu hoạch. Năm nay nhà tôi thất thu nghiệm trọng”, Bà Vũ Thị Hiền (Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ. (Ảnh: Hà Linh)

“Thức đêm canh rau” nhưng cũng chỉ bảo vệ được một ruộng rau với số lượng ít ỏi. Gia đình bà Nguyễn Thị Phương (Đông Anh, Hà Nội) túc trực suất đêm tại ruộng rau, chuẩn bị cho sự đổ bộ của bão nhưng vẫn không tránh khỏi thiệt hại. “Cả nhà vật lộn cả đêm. Căng đầu này xong, đầu kia lật, chạy qua chạy lại liên tục cũng chẳng giữ nổi. Nhà có 2 vườn mướp, chuẩn bị thu hoạch, chết sạch”, bà Phương xót xa chia sẻ. 

Đất ngập úng, tốc bạt, nhiều ruộng rau hư hỏng nặng nề dẫn đến năng suất giảm. Bà Phương cho biết, giá rau tại ruộng đã lên tới 20.000 - 25.000 đồng/bó. (Ảnh: Hà Linh)
Đất ngập úng, tốc bạt, nhiều ruộng rau hư hỏng nặng nề dẫn đến năng suất giảm. Bà Phương cho biết, giá rau tại ruộng đã lên tới 20.000 - 25.000 đồng/bó. (Ảnh: Hà Linh)

Người nông dân thất thu, kéo theo tình trạng các tiểu thương điêu đứng trước nguồn cung ít ỏi. Chị Vũ Thị Thắm, tiểu thương tại chợ rau an toàn Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) là một trong số đó. Trước đây, một sào cắt được hàng tạ, hàng tấn rau. Hiện tại, chị Thắm phải thu mua của cả xã mới được một xe, tiểu thương cho biết: “Người mua cũng khó, người trồng cũng thiệt thòi. Giờ rau xanh lên giá cao, tới 50.000 đồng/ cân rau ngót nhưng không có để bán. Rau chết hết, người nông dân thiệt hại quá nhiều. Đầu tư biết bao nhiêu tiền của, công sức giờ mất trắng. Những người tiểu thương như chúng tôi cũng vất vả, có tiền nhưng không có rau để mua”.

Chị Thắm cho biết để có được số lượng rau hiện tại đã phải đi thu gom từ khắp mọi nơi. (Ảnh: Hà Linh)
Chị Thắm chia sẻ số rau đang bán được thu gom từ khắp mọi nơi. (Ảnh: Hà Linh)

Những bữa ăn trở nên đắt đỏ.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các chợ truyền thống và siêu thị, giá rau tăng gấp ba, gấp bốn lần so với trước lũ. Nhiều loại rau phổ biến như rau muống, cải mơ, xà lách tăng giá mạnh. Không ít người tiêu dùng chia sẻ rằng họ hiểu tình cảnh khốn khó của nông dân. 

Chị Hương bày tỏ:  “Hy vọng trong khoảng thời gian tới, mọi thứ sẽ khôi phục để người nông dân có thể tiếp tục sản xuất”. (Ảnh: Hà Linh)
Chị Hương bày tỏ:  “Hy vọng trong khoảng thời gian tới, mọi thứ sẽ khôi phục để người nông dân có thể tiếp tục sản xuất”. (Ảnh: Hà Linh)

Chị Nguyễn Thị Kim Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng cảm thông trước tình hình hiện nay. “Giá thành rau xanh tăng cao cũng dễ hiểu. Hiện nay, ngập úng trên diện rộng, rau không phát triển được. Giá rau sẽ tăng. Người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhưng người nông dân còn chịu nhiều hơn. Mỗi gia đình cảm thông chút ít như chia sẻ với người nông dân”, chị Hương cho hay.

Giá cả tăng cao khiến những bữa ăn trở nên đắt đỏ, đặc biệt đối với sinh viên. Bạn Phạm Lan Phương (Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy vô cùng bối rối: “Giá rau giờ đây cao ngang với giá thịt, với số tiền sinh hoạt ít ỏi thì thực sự là một điều khó khăn”. (Ảnh: Hà Linh)
Giá cả tăng cao khiến những bữa ăn trở nên đắt đỏ, đặc biệt đối với sinh viên. Bạn Phạm Lan Phương (Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy vô cùng bối rối: “Giá rau giờ đây cao ngang với giá thịt, thực sự là một điều khó khăn với phí sinh hoạt ít ỏi”. (Ảnh: Hà Linh)
Trước tình hình hiện tại, chị Chi rất cảm thông với những người nông dân. (Ảnh: Hà Linh)
Trước tình hình hiện tại, chị Chi rất cảm thông với những người nông dân. (Ảnh: Hà Linh)

Đau đầu vì không biết phải mua thực phẩm nào cho gia đình, chị Nguyễn Mai Chi (Ba Đình, Hà Nội) cũng vất vả trong việc lựa chọn rau xanh cho những bữa ăn hàng ngày. Đi dạo quanh chợ nhưng vẫn chưa mua được gì, chị chia sẻ: “Tôi không nghĩ rau củ lại đắt đỏ như vậy, nhưng cũng phải chấp nhận. Tăng giá là việc tất yếu khi cả miền Bắc vừa phải hứng chịu sự tàn phá của cơn bão Yagi. Người nông dân cũng vất vả, những ruộng rau là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình, giờ mất hết”.

Trong thời gian sắp tới, hy vọng người nông dân có thể khôi phục sản xuất, nguồn cung rau củ trở lại bình thường. Giá cả ổn định sẽ thúc đẩy tiêu thụ, có lợi cho người tiêu dùng và người sản xuất. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN