Gian nan nghề lặn biển ở Hà Tĩnh


(Sóng Trẻ)- Cuộc sống của những người dân làng “lặn” nơi đây vốn gặp nhiều nguy hiểm rình rập nay lại càng khó khăn hơn sau sự cố môi trường biển Miền Trung.

Về thăm làng chài ở vùng biển miền Trung làng chài Xuân Hòa trên địa phận xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Xuân Hòa những ngày này nhộn nhịp hơn trước, chứng kiến những mẻ cá, mẻ hàu tươi nn sau mấy tháng trời “ treo khơi” do sự cố môi trường biển từ nhà máy Formosa. Cũng như bao người dân làng chài ven biển miền Trung khác, người dân làng chài Xuân Hòa được biết đến với nghề lặn biển có từ bao đời nay. Theo lời kể của cụ Trần Văn Năm người có kinh nghiệm hơn 50 năm  lao động dưới đáy biển. Cái nghề mà người ta vẫn thường gọi với cái tên “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”

Chia sẻ của những người dân làng chài Xuân Hòa:

.

Ông Hòa người cha có cả 2 con đều theo nghề thợ lặn mấy năm nay vẫn thường có thói quen, cứ sáng tiễn con đi lặn chiều tối lại đón con về với những mẻ hải sản tươi nn. Trái với sự phấn khởi sau từng chuyến ra khơi của những năm về trước. Ông Hòa trầm ngâm: “ sau sự cố môi trường biển sinh vật trên biển ngày một cạn, thu nhập không còn được bằng một nửa so với những ngày thất bát trước,  nhưng nghề lặn là gánh mưu sinh chúng tôi không thể bỏ được”.
Công việc của người thợ lặn bắt đầu từ tờ mờ sáng đến tận chiều tối. Hàng ngày, bằng kinh nghiệm của mình, họ nhìn nước, hướng gió, cứ thấy nước trong sóng lặng là ra khơi. Mỗi tàu có khoảng 10 thợ lặn, trên tàu có máy bơm khí ô xy và ống dẫn khí cho thợ lặn ngậm vào miệng.

1ac82b493_bai_1_huong.gif

Thợ lặn chuẩn bị dụng cụ lặn cho chuyến ra khơi từ tờ mờ sáng 

Trước khi nhảy xuống biển, mỗi thợ lặn phải đeo vào thắt lưng một chuỗi chì từ 15 đến 20kg để đủ sức dìm người xuống đáy, tay cầm một cái cào bằng sắt, trên cổ được tròng cái túi đựng sò trông giống như một cái vợt, khi đựng đầy có trọng lượng trên dưới 50kg. Nghề lặn đúng là một nghề cơ cực.
Người ta vẫn thường gọi cho cái nghề lặn ở làng Xuân Hòa với cái tên nhạy cảm là nghề “ ăn cơm dương gian làm việc âm phủ”. Đúng vậy sống chung với biển sống trong biển chết cũng về với biển. Những người dân làng lặn không giấu được cảm xúc khi nghĩ về những điều không may sẽ xảy ra đối với người thân của họ. Anh Trần Hữu Huân không giấu nỗi hoang mang khi nhớ lại, anh kể: “ trong một lần đi lặn anh không may bị “nhấn” (nước biển ép) đến bây giờ chân anh chịu tật đi không còn vững, đi lại khó khăn nhưng bám biển là điều mọi người đàn ông trong làn này phải làm để nuôi sống gia đình”. 
Có không ít thợ lặn xấu số đã bị thần biển cướp đi khi mới vào nghề 1, 2 năm. Cái nghề mà không phải nơi đâu người ta cũng giữ được.  Một phần vì gánh mưu sinh, một phần vì giữ truyền thống  của ông cha.

1ac82b493_bai_1a_huong.jpg

Mặt trời tắt, hoàng hôn buông xuống cũng là khi các anh “lính lặn” trở về với những thành quả sau một ngày ngâm mình trong muối biển
Chia sẻ của bạn Lê Thị An về ngôi làng độc đáo vùng biển Thạch Bằng Hà Tĩnh:


Mỗi con người một số phận, những miền đất cho ta những nghề mưu sinh khác nhau. Đối với bà con làng chài nơi đây cũng thế họ sống mưu sinh bằng chính cái nghề cao quý mà ông cha truyền lại từ bao đời nay. Biển là một phần máu thịt của họ. Chia tay Xuân Hòa nhưng những cảm xúc về những con người làn da rám nắng, ngăm đen vì muối biển sẽ là những kí ức không thể  phai trong chúng tôi. Không biết đến bao giờ biển mới thật sự trở lại bình yên, để những người lính biển không còn sợ ngấm chì, ngấm hóa chất độc hại. cầu mong trời yên, biển lặng mọi để đời sống bà con thêm ấm êm, no đủ.
                                     Nguyễn Hường
                                                               Báo chí Đa phương tiện k34a1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN