Giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, hết chiến dịch lại về số 0

Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè lại tái diễn, các kế hoạch trên đã nhanh chóng rơi vào cảnh “đầu voi đuôi chuột”.

Đi xe máy hơn 10 km lên phố cổ chơi, chị Lê Thị Tuệ (21 tuổi, quận Nam Từ Liêm) bất ngờ khi cách đây hơn 1 tháng, vỉa hè thoáng đãng, dễ đi bao nhiêu thì nay lại trở về tình trạng ban đầu. Việc lấn chiếm làm nơi để xe, kinh doanh hàng quán, khiến người đi bộ không còn chỗ để đi lại.

Chị Tuệ cho biết, việc các hộ kinh doanh cố tình lấn chiếm vỉa hè lòng đường như này rất nguy hiểm, đặc biệt vào giờ cao điểm xe cộ đông đúc. Người dân đi lại khó khăn hơn, nhất là ở phố Hàng Chiếu, Hàng Da, Hàng Mã... vỉa hè biến mất toàn toàn. Đi bộ qua mấy tuyến phố này đều phải nhìn trước, ngó sau vì sợ xe máy đi qua quẹt vào người.

"Tôi thấy Hà Nội nhiều lần ra quân lấy lại vỉa hè cũng không khả quan hơn, các hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên kê bàn ghế, hàng hóa, xe cộ ra lấn chiếm hè phố, đẩy người đi bộ xuống lòng đường", chị Tuệ chia sẻ.

Chị Lê Thị Tuệ chia sẻ về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: Thu Hiền
Chị Lê Thị Tuệ chia sẻ về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: Thu Hiền
Nhiều điểm gửi xe tự phát trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thu Hiền
Nhiều điểm gửi xe tự phát trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thu Hiền

Không thể phủ nhận sau hơn 1 tháng Hà Nội yêu cầu các đơn vị đồng loạt ra quân xóa bỏ các điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhiều tuyến phố đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên ở một số tuyến hè phố, chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng thì đâu lại vào đấy.

Theo ghi nhận tại một số quận ở Hà Nội như Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa… vẫn bất chấp vi phạm, buôn bán tràn lan trên vỉa hè các tuyến phố. Các tiểu thương chiếm dụng từng mét vỉa hè ở phố cổ để bày bán, kinh doanh.

3760edc665dbba85e3ca-01.jpg
Vỉa hè tại phố Hàng Chiếu bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán. Ảnh: Thu Hiền
7aa1a11d2900f65eaf11.jpg
Trái với cảnh vỉa hè thông thoáng trong giai đoạn tổng kiểm tra, xử lí vi phạm trật tự đô thị, hiện phố hàng Mã lại bị lấn chiếm. Ảnh: Thu Hiền

Đơn cử, tại phố Hàng Chiếu, Hàng Da, Hàng Mã, phố Tạ Hiện... không khó để nhìn thấy hình ảnh các cửa hàng quán ăn bày bàn, ghế la liệt trên vỉa hè, coi vỉa hè trở thành địa điểm riêng nhằm phục vụ mục đích kinh doanh cá nhân.

3b6de4d16cccb392eadd.jpg
Phố Tạ Hiện hiện tại bị chiếm dụng để bàn ghế, quán ăn. Ảnh: Thu Hiền
c5160daa85b75ae903a6.jpg
Vỉa hè hẹp lại dùng làm nơi để xe máy khiến người dân chỉ còn cách đi xuống lòng đường. Ảnh: Thu Hiền

Đặc biệt, có thể thấy tình trạng buôn bán hàng rong, tái lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè từng lúc, từng nơi vẫn còn xảy ra, nhất là vào các thời điểm tan trường, tan sở, khi không có lực lượng chức năng đi kiểm tra.

d7bed23e80615f3f0670.jpg
Tình trạng bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè trên đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: Thu Hiền
4d1a9ef3b3fb6ca535ea-01.jpg
Dù rào chắn nhưng xe máy vẫn có thể đi được lên vỉa hè. Ảnh: Thu Hiền

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Hà Nội đang quyết liệt lập lại trật tự vỉa hè. Đây là điều rất cần thiết và cũng không phải biện pháp mới, đã có biết bao lần chính quyền đô thị ra tay làm sạch vỉa hè.

"Cũng tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh cáo, phạt, rồi rầm rộ tháo dỡ hàng quán lấn chiếm với sự tham gia của thanh tra xây dựng, dân phòng, cảnh sát khu vực, tổ trưởng dân phố, đại diện chính quyền địa bàn… nhưng dọn dẹp vừa xong thì hôm sau đâu lại vào đấy, lại “vẫn y nguyên” tình trạng lấn chiếm cũ", ông Tùng nói.

74e49856104bcf15965a.jpg
Chị Lã Thị Phương Hà trao đổi với Lao Động. Ảnh: Thu Hiền

Chị Lã Thị Phương Hà (sinh viên Đại học Thương Mại) cho biết, vỉa hè ở đường Hồ Tùng Mậu được rào chắn nhưng xe máy, hàng rong lại kéo đến bày bán trên vỉa hè, chiếm lối đi của người đi bộ.

"Nếu lực lượng chức năng không xử phạt mạnh tay hơn thì tôi nghĩ rất khó có thể xử lí dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Nên phạt thật nặng những trường hợp cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm của riêng thì mới có thể răn đe được”, chị Hà nói. 

Tương tự, tại một số tuyến đường khác như Lê Văn Lương, Nguyễn Phong Sắc... thường xuyên diễn ra tình trạng trưng dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe ôtô. Nguyên nhân một phần do tuyến đường này dày đặc nhà chung cư nhưng không đủ nơi dừng đỗ xe cho người dân.

bbf5a2217fc3a39dfad2-02.jpg
Việc đỗ xe ôtô tràn lan trên vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh: Thu Hiền

 

Nguồn: Báo Lao Động

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN