"Kẻ thù" trực chờ sau lưng: Kỳ 2 - Bắt đúng bệnh, kê đúng toa

Cơn cuồng nộ Yagi quét qua Việt Nam trong 15 giờ, xé toạc hàng nghìn mái nhà, nhấn chìm mọi sự sống và tài sản, và kéo dài chuỗi thiên tai với những trận sạt lở như kẻ thù vô hình “đến mà không báo trước". Thưa ông, các nguyên nhân gây sạt lở liên tục tại các khu vực phía Tây Bắc Bộ sau đợt ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 là gì? 

Qua quá trình nghiên cứu trong nhiều năm, sạt lở đất thường xảy ra dựa trên điều kiện cần và điều kiện đủ hay còn gọi là yếu tố hình thành và nguyên nhân kích hoạt. Trong đó, nguyên nhân gồm 3 yếu tố chính là địa chất; hình thái, cấu trúc đất và hoạt động của con người trên khu vực đó. 

Tại Việt Nam, các trận sạt lở kinh hoàng thường bắt nguồn từ nguyên nhân kích hoạt, trong đó yếu tố chính là lượng mưa lớn đổ xuống các khu vực sẽ làm phân rã các mối liên kết của đất đá và rễ cây, thảm thực vật gây ra sạt lở đất.

Trong 3 nguyên nhân kể trên, ngoại trừ yếu tố địa chất; hình thái, cấu trúc đất, ông có nhắc đến nguyên nhân có sự xuất hiện của con người. Vậy con người là yếu tố ảnh hưởng như thế nào đối với các vụ sạt lở đất? 

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan đến từ các hoạt động của con người như canh tác, sử dụng đất ở trên sườn dốc để xây dựng nhà cửa,... cũng góp một phần để các trận sạt lở đất diễn ra. Tuy con người chỉ là yếu tố ảnh hưởng nhưng đó cũng là yếu tố tác động lên thiên nhiên “hàng ngày, hàng giờ" khiến các vết thương của thiên nhiên mỗi ngày mở rộng hơn, sâu hơn. Và chỉ cần lượng nước đủ lớn, đủ no thì khi ấy “giọt nước tràn ly” khiến cho kẻ thù vô hình trỗi dậy, ôm trọn cả một vùng, cả một làng bản. Bởi, khi người dân trồng cây keo trên sườn dốc, trong vòng đời phát triển cây keo sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới sườn dốc. 

Khi con người canh tác, họ có những tác động vật lý đến hệ thống cây keo khiến sườn dốc trơ trọi, khi đó, không còn cây giữ nước tạo ra các kẽ hở kết hợp với mưa xối xả khiến đất nứt rào rạo, mương xói xé toạc các nền đất. Do đó, mức bất ổn định của sườn dốc ngày càng gia tăng. 

Trên địa hình đất đá dốc, việc trồng cây có khả thi và an toàn trong việc chống sạt trượt hay không? Nếu có, nên lựa chọn cây và trồng như thế nào, nếu không thì nên trồng ở đâu để đạt hiệu quả tối đa?

Trồng cây là một trong những hình thức có ích cho sườn dốc nhưng trong quá trình khai thác, tuỳ loại hình sườn dốc, người dân cần phải nắm rõ quá trình khai thác. 

Hiện thời, một số dự án phi chính phủ đã khuyến khích người dân trồng xen kẽ cây lim với với cây quế. Đây là những loại cây có khả năng chống chọi với sạt lở cao, trong quá trình phát triển, người dân, chính quyền sẽ có chính sách cắt tỉa để mật độ cây không quá lớn. Một điểm cộng nữa cho hai loại cây này là trong quá trình chăm sóc, người dân vẫn có thể thu hoạch. 

Các vụ sạt lở đất kinh hoàng xoá sổ hàng trăm nhân khẩu tại tỉnh Yên Bái, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai,... thường có tốc độ nhanh, bất ngờ. Theo ông, quá trình sạt lở đất thường diễn ra như thế nào? 

Thường trong sạt lở đất có 30 loại hình sạt trượt khác nhau, do đó mỗi loại hình sẽ có tốc độ diễn biến, phạm vi ảnh hưởng, mức độ để lại trên bề mặt khác nhau. Ví dụ, khi mưa lớn xảy ra ở sườn dốc cao, kèm theo vỏ phong hoá mỏng thì sạt lở diễn ra rất nhanh, có thể san phẳng hàng trăm ngôi nhà, cướp đi sinh mạng của nhiều hộ dân. Nhưng ở độ dốc thoải, thấp hơn, thường dưới 25 độ, với vỏ phong hoá dày, và mưa lâu ngày thì quá trình dịch chuyển sẽ lâu hơn. 

Theo khảo sát thực địa của ông tại Sơn La ngay thời điểm diễn ra cuộc phỏng vấn, ông có những đánh giá sơ bộ như thế nào về tình hình sạt lở tại đây?

Trước đây, theo chúng tôi quan sát, nghiên cứu, tình hình sạt lở tại Sơn La cũng giống một số tỉnh như tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên nhưng hiện tại tình hình này lại phức tạp hơn rất nhiều. 

Điển hình, vào lúc 14h20’ ngày 22/9 sạt lở đã xảy ra tại Km 200+950 Quốc lộ 6, đoạn qua xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Những tảng đá lớn từ taluy dương sạt xuống trúng 2 ô tô đang lưu thông trên đường khiến 8 người bị thương nhẹ. Đây cũng là một trong những ví dụ cho trận sạt lở rất khó khuyến cáo cho người lái xe vào thời điểm mưa lớn. 

Hiện tại, Việt Nam cũng đang áp dụng mô hình dự báo, cảnh báo nguy cơ. Theo ông, hệ thống cảnh báo sớm này có những ưu điểm, hạn chế, bất cập nào trong công tác dự báo? 

Tại Việt Nam, hầu hết các tỉnh phía Tây Bắc Bộ đều đang triển khai hệ thống thử nghiệm cảnh báo thiên tai trượt lở. Một điểm đáng mừng là hầu hết các hệ thống quan trắc cảnh báo đa thiên tai hoạt động khá hiệu quả. 

Điển hình là huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã lắp đặt, triển khai nhiều hệ thống quan trắc. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng bố trí các khu tái định cư, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đặc biệt, không bố trí mới dân cư ở các khu vực có nguy cơ. Tuy nhiên, mạng lưới còn hạn chế, thưa thớt, chưa phủ rộng nên người dân ở một số khu vực chưa thể tiếp cận.  

Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc cảnh báo chỉ là một phần, phần lớn cần nâng cao ý thức người dân thì mọi công tác dự báo sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Đồng thời, việc phổ biến rộng rãi thông tin, cập nhật bản tin cảnh báo liên tục sẽ còn hỗ trợ công tác cảnh báo này hiệu quả hơn nữa.

Những cảnh báo thường được phát đi vào những thời điểm có nguy cơ về sạt lở, trong trường hợp này sẽ hạn chế tối đa thiệt hại về người nhưng thường không giảm thiểu được thiệt hại về tài sản. Ông có những nhận định hoặc giải pháp nào cho vấn đề này?

Với cảnh báo, chúng ta sẽ có cảnh báo trước bao lâu và cảnh báo với mục đích gì. Thông thường để một hệ thống cảnh báo hoạt động hiệu quả sẽ phải kết hợp với bản đồ cảnh báo. Trên bản đồ cảnh báo này sẽ hiển thị và phân vùng, khu vực có nguy cơ cao, nguy cơ thấp. 

Để không mất bò mới lo làm chuồng, ông có những đề xuất, kiến nghị cụ thể nào với những chính sách của địa phương, nhà nước với vấn đề này?

Giải pháp hiện thời và tổng quát nhất, đã được Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy về phòng chống thiên tai cũng như tại các địa phương đang chú trọng là di dời người dân đến các khu vực, vị trí an toàn hơn. 

Đầu tiên, chính quyền sẽ không khuyến khích các hộ dân xây dựng ở vị trí xung yếu, có nguy cơ rất cao về thiên tai. Thứ hai, công tác cảnh báo tức là giai đoạn cung cấp thông tin cho người dân, chính quyền về nguy cơ thiên tai nhưng cần đảm bảo đủ thời gian để chính quyền địa phương, người dân di dời, phòng tránh. Thứ ba, một điều chúng tôi thấy mà mình có thể áp dụng ngay lập tức và có hiệu quả đó là phương pháp cảnh báo thiên tai dựa vào cộng đồng, người dân. 

Theo như quan sát, gia đình nào cũng có điện thoại thông minh, đồng thời, với những người dân có độ tuổi dưới 50 tuổi, họ đều có khả năng cập nhật thông tin trên các nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook. Cùng với khả năng nhanh nhạy sử dụng camera trước, họ có thể ghi lại những vết nứt, một trong những dấu hiệu của sạt lở để báo với chính quyền địa phương nơi gần nhất, kịp thời ứng phó với thiên tai có thể ập đến bất ngờ. 

Đó là điều chúng ta đã được chứng kiến khi trưởng thôn Vàng Seo Chứ đã tự quyết định di dời người dân trong thôn lên núi cách đó khoảng 1km để trú tạm vì mất sóng, không thể liên hệ với chính quyền xã. Việc 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi và đã được tìm thấy vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi sau khi mất liên lạc nhiều giờ với chính quyền xã như một phép màu kỳ diệu. 

8, Những kiến nghị ông đề xuất có khả năng thực hiện như thế nào? Nếu không thể thực hiện được thì nguyên nhân là do đâu? 

Nhìn nhận thực trạng rằng, nhiều khu tái định cư được lập nên nhưng chưa được bao lâu thì người dân lại quay trở về với nơi chôn rau cắt rốn, nơi những phong tục, tập quán, lối sống quen thuộc đã gắn bó với họ từ lâu. Chúng ta có thể nhận thấy khi đặt chân tới làng cổ Thiên Hương (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) người dân làm nhà trình tường, thân thiện vs môi trường nhưng vẫn bị trượt lở. Do vậy, đối với những khu vực không di chuyển được thì các cấp chính quyền cần đan xen lắp đặt các hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm để người dân có thể tiếp cận và áp dụng vào cuộc sống thường ngày. 

Việc di dời này cũng đặt ra nhiều thách thức khi quỹ đất tại khu vực miền núi rất hiếm. Anh em nghiên cứu về thiên tai cũng chỉ ra rằng các khu vực rừng phòng hộ không thể lấy quỹ đất đó để bố trí định canh, định cư. 

Để “sống chung” với sạt lở đất, Việt Nam cần tập trung theo hướng phòng là chính. Các sự cố sạt lở đất ngày càng phức tạp thì càng cần có giải pháp thiết thực mang tính thay đổi đồng bộ và tính đến những phương án thay đổi bền vững. Chính vì vậy, một mặt cần khai thác, sử dụng hiệu quả những bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất và lũ quét, mặt khác, cần dựa vào kinh nghiệm dân gian, cảm biến tốt nhất chúng ta đang sẵn có là người dân. Có vậy mới tránh được phần nào những tổn thất gây ra từ loại hình thiên tai không dễ cảnh báo này.

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN