Giáo dục giới tính: vẽ đúng đường, "hươu" sẽ chạy

(Sóng Trẻ) - Việt Nam là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành viên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới với khoảng 300.000 ca ở độ tuổi từ 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên (*). Con số này có khiến gia đình, nhà trường và xã hội phải giật mình?

Sợ “vẽ đường cho hươu chạy”

Không ít phụ huynh đã “gặp khó” khi con cái hỏi cách tạo ra em bé. Nhiều người không trả lời bởi cho rằng đó là chuyện người lớn, trẻ con không nên biết. Có những người thẳng thắn cho con biết rằng khi tinh trùng gặp trứng, em bé sẽ được hình thành trong bụng mẹ. Thế nhưng khi bị hỏi tới mức làm sao để trứng và tinh trùng gặp nhau thì đa số lại không biết giải thích như thế nào. Tâm lý chung của người lớn là phần vì khó diễn đạt, tế nhị, phần vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy” nên đều né tránh trả lời.

Câu hỏi ấy có phần nhạy cảm và khó trả lời thật. Nhưng ngay cả những biến đổi cơ thể và tâm lý tuổi dậy thì người lớn cũng ngại đề cập trong khi đến độ tuổi ấy trẻ đã bắt đầu có những thắc mắc, tò mò và nhu cầu tìm hiểu.

Quan niệm người Việt vẫn cho rằng giới tính và tình dục là những vấn đề tế nhị, là chuyện của người lớn, trẻ con không  nên thắc mắc nhiều. Hơn nữa, người lớn lại sợ rằng khi nói những vấn đề này cho trẻ con thì chúng sẽ dễ bị tiêm nhiễm những suy nghĩ không tốt. Thậm chí nhiều gia đình còn cấm đoán, cho rằng nếu con cái đề cập đến những vấn đề về giới tính, về tình dục là hư hỏng, là đáng xấu hổ. Ở nhà trường thì còn buông lỏng hơn khi vấn đề chẳng của riêng ai. Những buổi giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản một cách công khai, tự do thảo luận thì thật hiếm hoi và không thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ.

Diễm Ly (13 tuổi, THCS Giảng Võ) thẳng thắn: “Khi em hỏi sao lại có chất màu trắng dưới quần lót thì chị gái không trả lời, còn bố mẹ thì nói đó là do… bẩn”

                          09191a77f_lenmang9122009.jpg
                             Thế giới Internet đầy hiểm họa nếu "hươu" chạy sai đường (Ảnh minh họa)

Khi "hươu” chạy sai đường

Trong khi người lớn nghĩ rằng khi trẻ đủ lớn thì mới có thể đề cập đến những vấn đề này, thực tế khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển tâm lý và cơ thể (từ 13 tuổi) đã có nhu cầu được tìm hiểu, được biết. Và khi không được giải đáp thì trẻ sẽ tự tìm hiểu bằng nhiều cách, không khó để tiếp cận với các nguồn thông tin trên mạng, sách báo. Vô tình trẻ sẽ bị kéo vào những đoạn phim sex, những hình ảnh đồi trụy,....tâm lý, suy nghĩ, hành động của trẻ bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng.

Gần đây, dư luận không khỏi giật mình với những bà mẹ trẻ tuổi thiếu nhi 13,14; những em bé mới sinh bị bỏ rơi hay những phát ngôn vô cùng ngây thơ của những bà mẹ nhí khi từ bỏ đứa con của mình. Người ta nhắc nhiều đến sự vô tâm, vô cảm nhưng nhìn nhận lại vấn đề thì những bà mẹ nhí ấy còn chưa đủ biết để có những nhận thức đúng đắn. Nếu được giáo dục và cung cấp đầy đủ tri thức về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn thì đã không có những hậu quả đáng tiếc ấy.

Thực tế cho thấy rằng dù có "nhốt hươu" thì "hươu" vẫn chạy bất luận phía trước là điều gì. Thế nên thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để hươu chạy vô định.

Con đường nào đúng?

Trong chương trình sinh học Trung học Cơ sở có “động chạm” một chút tới vấn đề phát triển sinh lý tuổi dậy thì ở lớp 8. Cũng gọi là có đưa vào chương trình giảng dạy nhưng trên thực tế, các giáo viên còn quá ngần ngại khi giảng về vấn đề này. Học sinh cũng vì thế mà chỉ biết thầy nói gì nghe vậy. trong khi có nhiều em bắt đầu tò mò về cơ thể, về giới tính ở tuổi 12, 13 và những gì các em được học còn quá ít so với nhu cầu muốn tìm hiểu. Khi con cái hỏi bố mẹ về những thay đổi cơ thể thì thường nhận được sự né tránh, rằng trẻ con thì chưa nên biết. Có lẽ chỉ khi nào giật mình phát hiện con cái mình đang lén xem những đoạn phim sex trên mạng, hoặc buộc phải thú nhận với cái bụng bầu thì bố mẹ mới chấp nhận chúng đã “lớn”? Và lúc đó, theo một lối mòn, cấm hoàn toàn dùng điện thoại, máy tính, đi chơi bạn bè hoặc lén mang con đi phá thai.

Đây là một bài toán của giáo dục. Cần phải xem lại tầm quan trọng của giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong nhà trường. Thay vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy” đã tới lúc nhà trường và gia đình phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề  làm sao “vẽ” để “hươu” chạy đúng đường.

(*): Theo Giáo dục Việt Nam

Nhóm tác giả:

Hương Giang, Trần Hải, Mai Quế, Trần Lộc, Trần Mến

Báo mạng điện tử K.30

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN