Gửi bà nại của co
(Sóng trẻ) - “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác” – Xukhômlinski. Con không còn cơ hội nhìn bà lần cuối nhưng bà nại sẽ mãi trong trái tim con.
Con còn nhớ ngày nào vẫn cùng bà đi phụ dì bán canh. Mỗi sáng sớm hai bà con quấn lấy nhau, dắt tay nhau đi trong cái nắng sớm của mùa hè hay cái giá rét của mùa đông. Sáng nào, sau khi dọn dẹp, mở hàng và mời chào khách ăn canh cho dì xong bà cũng gọi con vào ăn sáng. Cái mùi thơm ngào ngạt của bánh đa cua mà chỉ Hải Phòng mới có làm cho cái bao tử non nớt của con sao mà chịu được.
Bà cùng ngồi ăn với con, mỗi bà cháu một tô đặc biệt. Từng bánh phở mềm, dai, thơm nn cùng với nước dùng đậm đà con ăn mà cho tới bây giờ mỗi lần về quê con phải chạy ngay đến quán dì để được ăn không là sẽ quên mất. Bà hay trêu con: “Bé người mà cách ăn uống như người lớn, lịch sự ghê”.
Con còn nhớ những gói quà bà mua cho hai chị em con. Ôi! Nó tuy bé nhưng là thức quà mà biết bao đứa trẻ quê như chúng con mong ngóng. Con nhớ lắm cái ngày ăn kẹo dừa trăm đôi, nhớ lắm những gói ô mai nhỏ xíu hai chị em tranh nhau ăn, nhớ những gói bim bim đủ loại…
Bà nại tôi (ảnh minh họa)
Ngày ấy còn con nít, con chưa biết thế nào là ăn “cơm rình”. Bố mẹ vẫn bảo ăn “cơm rình” của ông bà như thế là không nan. Nhưng cơm bà nấu nó nn lạ thường đó bà. Con thích được ngồi chung mâm có ông có bà, cơm của bà có những món nn hơn nhà con. Đầu óc ngây thơ của con chỉ nghĩ vậy.
Con nhớ bà lắm!!! Mỗi lần nghĩ đến bà con lại khóc rất nhiều, khóc trong sự nín lặng. Muốn nói câu “con yêu bà nhiều lắm” nhưng đã quá muộn màng. Bà ơi!!! Con sẽ nhớ mãi buổi chiều ngày hôm đó, lần cuối cùng con được gặp bà, được chạm lên mái tóc, lên thân hình gầy guộc ấy. Sao hôm đó con không ngủ lại với bà chứ?
Một ngày cuối thu, tôi đến thăm bà khi sau bao nhiêu ngày bà nhập viện. Mẹ giấu con vì sợ tôi lo lắng. rồi cuối cùng mẹ cũng gọi và bảo: “Con à, bây giờ bà đang ở bệnh viên K Hà Nội, con rảnh học lúc nào nhớ ra thăm bà”. Mãi cho đến hai ngày sau tôi mới tìm đến thăm bà được. Dì tôi ở lại chăm bà. Dì cười gượng với tôi, nụ cười chứa đựng nỗi buồn, sự xót xa. Bà gầy quá, tiều tụy đi vì không ăn được gì. Bộ quần áo bệnh nhân rộng không thể che đi đôi bàn tay gầy guộc, xanh xao và khuôn mặt mệt mỏi. Ngày hôm đó, tôi chỉ giúp bà thay quần áo, bóp tay chân cho bà, giá như hôm đó mặc cho bà can ngăn tôi vẫn cứ ở lại bên bà lâu hơn.
Tôi thương bà lắm! Thương những ngày bà nằm bệnh viện phải đi ra đi vào, nằm nài hành lang những đêm lạnh, trở gió, mưa nài trời…. Điều bất hạnh cũng đến như sét đánh ngang tai “Bà mất rồi chị ơi, chị về ngay, nhìn mặt bà lần cuối”. Đang ăn cơm tôi ngồi khóc nấc lên, bỏ ăn và thu xếp quần áo về nhà ngay. Cái cảm giác đau đớn mất đi người thân, tôi chỉ biết kìm nén, tôi muốn khóc lắm, khóc thật to và rồi mắt nhòe đi, cảnh vật thật nhòe nhoẹt giống như lòng tôi quặn đau lúc này.
Tôi chạy lao như bay xuống xe về nhà. Căn nhà đã dựng bạt, vứt cái túi lên giường tôi sang bà. Đứa em gục bên giường bà, tôi khóc không thành tiếng. Các cô, bác, thím, dì bên nhà đều đến, khăn tang đã xé, nước đã đun để pha trà tiếp khách, bếp đã sáng lửa để nấu cơm,…Tiếng kinh niệm phật cho bà cứ vang lên nhẹ nhàng, bà ra đi trong thanh thản…
Con xin lỗi! Con xin lỗi bà nhiều lắm! Ngàn lần trong thâm tâm con, nếu có kiếp sau bà mãi là bà nại kính yêu của con bà nhé!
Lê Thị Kim Hoa
Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận