Hà Nội: Vỉa hè... muốn “thở” cũng chẳng xong

(Sóng trẻ)- Di chuyển quanh thành phố Hồ Nội dễ dàng có thể bắt gặp những hình ảnh không thuận mắt đang ngày ngày hiện hữu trên hầu khắp các vỉa hè. Mặc dù thành phố Hà Nội đã có những động thái quyết liệt trong chiến dịch “giải cứu vỉa hè” nhưng những hình ảnh xấu trên vỉa hè vẫn đang hằng ngày tiếp diễn.

Nhếch nhác muôn góc vỉa hè

Hình ảnh những đống rác, phế liệu ngổn ngang trên vỉa hè đã trở nên “quen mặt” với nhiều người dân. Bất đắc dĩ, vỉa hè lại trở thành địa điểm tập kết rác thải. Muôn vàn loại rác sinh hoạt từ thức ăn thừa, vỏ chai lọ,... đến cả những tấm ván tủ, ghế kích thước lớn cũng được người dân đem vứt ra nài vỉa hè.

76de0db59_anh_1.jpg
 Đủ loại rác thải sinh hoạt tụ lại thành đống tại một góc vỉa hè trên đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội).

76de0db59_anh_2.jpg
Nguyên một cái ghế mục nát trên vỉa hè tại khu vực cầu bắc qua sông Tô Lịch đoạn qua đường Giáp Nhất.

Người đi bộ sẽ là những người đầu tiên hứng chịu hậu quả từ những đống rác thải vô tội vạ này. Vào những ngày trời hanh nóng hay mưa ẩm, nếu chưa kịp đưa đi, những đống rác xuất hiện ròi bọ lúc nhúc, ruồi nhặng bám đậu đen kịt, mùi hôi thối bốc lên xông thẳng vào mũi của người đi đường gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Nài rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè còn xuất hiện các đống phế thải lớn, nhỏ. Phế thải có nguồn chủ yếu từ các hộ gia đình hoạt động sản xuất, buôn bán các loại đồ gỗ, gương kính, nhôm sắt. Trên vỉa hè có thể xuất hiện những mảnh thủy tinh vỡ sắc nhọn. Sự xuất hiện của miếng thủy tinh vỡ như thế này rất dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ đặc biệt là trẻ em và người già.

76de0db59_anh_3.jpg
 Đống thủy tinh vỡ trên vỉa hè tại đường Cầu Mới (Đống Đa, Hà Nội). 

Vỉa hè bấy lâu nay là nơi phục vụ chủ yếu người đi bộ nhưng trên thực tế vỉa hè còn “đảm nhiệm” nhiều chức năng khác. Vỉa hè dù muốn hay không cũng trở thành những “bãi rác” thuận tiện cho người dân thỏa mái tiện tay là vứt là đổ là xả rác thải, phế phẩm bừa bãi ra khắp các vỉa hè.

Chia sẻ về tình trạng vứt rác thải của người dân, chị Nguyễn Thị Hằng (công nhân vệ sinh đường phố) cho biết: “Dọc một cái vỉa hè bọn chị ngày nào cũng để ít nhất là hai cái thùng rác nhưng chả mấy khi người ta vứt vào cho, cách cái thùng rác có mấy bước chân thôi mà cũng vứt toẹt ra nài. Mỗi lần đi m là rất vất vả và mất thời gian, rác cứ giải lắt nhắt.”

Không vướng phải bất kì sự cản trở nào nên việc người dân tự ý vứt, đổ rác thải, phế phẩm ra nài vỉa hè ngàng càng nhiều. Rác thải không được vứt bỏ đúng nơi quy định, vỉa hè nhếch nhác mất mĩ quan sẽ là những hình ảnh phố biến tại Hà Nội nếu như ý thức của người dân không được nâng cao cũng như không có sự vào cuộc mạnh tay của các cơ quan chức năng. 

Bộ mặt vỉa hè... dị dạng, biến sắc

Sự xuống cấp của vỉa hè trên nhiều tuyến đường cũng là những hình ảnh không đẹp cho bộ mặt vỉa hè của thành phố Hà Nội. Trên nhiều tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông di chuyển với mật độ cao như Cầu Giấy, Hoàng Minh Giám, Phạm Hùng,...vào những giờ cao điểm ùn tắc xảy ra thì đủ loại xe to, nhỏ tràn lên vỉa hè để mong chóng “thoát thân” vô hình chung đã khiến nhiều vỉa hè xuống cấp một cách trầm trọng.

Chưa kể tới vỉa hè quanh các khu vực có công trình xây dựng thì ngày nào cũng như ngày nào, xe ô tô tải có trọng lượng cả chục tấn trở vật liệu xây dựng cũng thản nhiên đi trên vỉa hè để vào các công trình. Những vỉa hè hằng ngày phải chịu sức nặng cả chục tấn trọng lượng, chưa kể tới là vỉa hè được lát bằng gạch không có độ bền cao Chính vì vậy mà tình trạng vỉa hè sụt lún, lồi lòm, gạch lát bật ra nài,... xảy ra như một lẽ tất yếu.

76de0db59_anh_4.jpg
 Vỉa hè sụt lún, lồi lõm xuống cấp tại đường Cầu Giấy.

Bộ mặt vỉa hè không chỉ bị “băm nát” bởi xe cộ đi lại mà còn bị “bỏng rát” bởi những đống lửa vô tình xuất hiện ngay trên vỉa hè. Sau khi rác, lá cây được quét dọn và tụ lại trên vỉa hè thì ngay lập tức chúng được tiêu hủy ngay tại chỗ bằng lửa. 

Những đống lửa như vậy rất nguy hiểm cho sức khỏe của người dân xung quanh khu vực đó khi hít phải những chất khí độc hại. Hơn thế chúng còn gây cản trở cho người tham gia giao thông bởi khói bốc lên làm hạn chế tầm nhìn khi di chuyển. Chưa kể tới những trường hợp có gió tạt thì những đống tro sau đó có thể bay tứ tung khiến bẩn lại vẫn hoàn bẩn.

76de0db59_anh_5.jpg
 Đống tro tàn còn lại sau khi bị đốt trên vỉa hè tại khu vực đường Láng.

Sau những cuộc tiêu hủy rác bằng lửa như vậy bộ mặt vỉa hè lại thêm màu đem nhẻm, nhem nhuốc. Những thứ được đốt nài lá cây, còn có các loại túi ni – lông, vỏ nhựa, xốp,... Khi đốt các loại phế thải nhựa này sẽ có một lớp nhựa chảy bám chặt lấy vỉa hè rất mất mĩ quan. 

Bộ mặt của vỉa hè đã vốn nhếch nhác nay lại còn “luộm thuộm”  hơn bởi có dại mọc um tùm, dây điện ngầm loằng nhoằng chiếm trọn cả vỉa hè. Tại nhiều khu vực gần chợ nài cỏ, dây điện lại có thêm đủ loại rác nào là rau thối, hoa héo, túi ni – lông sặc sỡ sắc màu. Tất cả m lại thành một hình ảnh vỉa hè “lôi thôi”, bẩn thỉu.

e68a66dfd_anh_6.jpg
Cỏ mọc um tùm, dây điện loằng nằng trên vỉa hè đường Phạm Hùng đoạn qua cầu vượt Mai Dịch.

Những hình ảnh xấu xí về bộ mặt vỉa hè tại Hà Nội đã, đang và sẽ là những ấn tượng không đẹp về thủ đô. Những hiện tượng xuống cấp của vỉa hè Hà Nội phần nào cũng hạn chế những tác dụng của vỉa hè đối với người dân. Sự khó khăn khi di chuyển trên vỉa hè, nguy cơ mất an toàn cho người đi bộ là những vấn đề cần được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lí để vỉa hè có thể phục vụ  tốt nhất cho người đi bộ.

Lợi dụng từng li... “cắm dùi kiếm cơm”

Vào ngày đầu tháng 3 năm 2017 đồng loạt các quận, huyện, thị xã và các phường thành phố Hà Nội đã ra quân theo kế hoạch của Ban chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội về tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lí, giải quyết trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự lòng đường, vỉa hè phố và các điểm trông giữ xe. Sau một vài tháng rầm rộ thực hiện chiến dịch “giải cứu vỉa hè” thì cho tới nay những tình trạng lấn chiếm vỉa hè vào mục đích riêng của người dân vẫn tiếp tục được diễn ra.

Mặc dù trên các vỉa hè đã có vach giới hạn phần cho người đi bộ và phần được sử dụng của nhà có mặt tiền nhưng nhiều cửa hàng kinh doanh vẫn chiếm trọn vỉa hè để phục vụ việc trông giữ xe.

e68a66dfd_anh_7.jpg
 Vỉa hè bị chiếm trọn vẹn thành khu vực trông giữ xe tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội).

Việc vỉa hè bị chiếm toàn bộ để trông giữ xe tất yếu dẫn đến người đi bộ không có phần đường để di chuyển hoặc là phải di chuyển xuống phía dưới lòng đường. Mà việc di chuyển dưới lòng đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho người đi bộ. Vạch giới hạn bị vô hiệu hóa, người đi bộ phải xuống lòng đường lúc này vỉa hè mất đi chức năng của mình là phục vụ cho người đi bộ.

Là một sinh viên thường xuyên di chuyển trên vỉa hè, bạn Hà Kiều Trang (Đại học Thương mại) chia sẻ: “Mình thuê trọ gần trường nên chủ yếu là đi bộ đi học, nhưng đi bộ cũng chả sung sướng gì. Rõ ràng là vỉa hè là để cho người đi bộ nhưng không hiểu sao người ta cứ dựng xe kín hết vỉa hè, cũng chẳng biết kêu ai nên đành chấp nhận đi xuống đường để qua cái đoạn bị xe chặn.”

Cùng quan điểm là vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, bạn Dương Thành Tâm (Đại học Công nghiệp Hà Nội) bực tức kể lại: “Có lần mình đang đi trên vỉa hè vào giờ tắc đường người ta đi xe máy lên cả vỉa hè thế mà còn chửi mình là không có mắt nhìn đường à, suýt nữa còn đâm vào mình.”

e68a66dfd_anh_8.jpg
Người đi bộ khó khăn di chuyển khi vỉa hè bị chiếm làm điểm trông giữ xe tại đường Cầu Giấy.

Khi được hỏi vỉa hè dùng để làm gì thì chắc chắn ai cũng lập tức trả lời là dành cho cho người đi bộ. Trên lí thuyết là vậy nhưng thực tế đang diễn ra tại các vỉa hè Hà Nội thì vỉa hè không chỉ dành để đi bộ mà còn là địa bàn kinh doanh tạm bợ của một bộ phận người dân.

Những địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh, mua bán trên vỉa hè chủ yếu hoạt động tự phát, tạm bợ. Những hàng nước, hàng ăn vặt, điểm sửa chữa phương tiện, điểm thu mua phế liệu,... là những hình thức buôn bán chủ yếu trên vỉa hè. Một bộ phận người dân thực hiện buôn bán trên vỉa hè chủ yếu là những người dân nghèo, không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập thấp không có đủ tiền để thuê mặt bằng buôn bán. 

e68a66dfd_anh_9.jpg
Một quán mua bán, sửa chữa xe đạp tạm bợ ở ngay trên vỉa hè đường Phạm Hùng.

Không chỉ có những người dân nghèo bán hàng nước, sửa chữa xe mà vỉa hè còn bị chiếm dụng bởi nhiều người chạy xe ôm. Những người chạy xe ôm đỗ xe trên vỉa hè tập chung tại những điểm nhà chờ xe bus, các cổng trường học, các trung tâm thương mại nơi tập chung đông người để kiếm khách. 

Tại một số tuyến đường, trên vỉa hè những người chạy xe ôm dựng xe chiếm lấy hoàn toàn vỉa hè không chừa lại một phần nào dành cho người đi bộ. Theo kinh nghiệm của nhiều người chạy xe ôm cho rằng chỉ khi đỗ như vậy mới dễ bắt khách, người đi đường dễ nhìn thấy mình để vẫy qua gọi xe.

e68a66dfd_anh_10.jpg
 Người đi bộ phải đi xuống lòng đường khi người chạy xe ôm thản nhiên đỗ xe chiếm hết vỉa hè.

Vỉa hè trở thành kế sinh nhai cho không ít những người dân không có nghề nghiệp ổn định. Nhưng không thể vì như vậy mà khiến những người đi bộ mất an toàn khi đi xuống lòng đường. Nguy cơ về tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho người đi bộ khi di chuyển dưới lòng đường bởi ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người Việt Nam chưa thực sự tốt hơn nữa tại Hà Nội lưu lượng phương tiện giao thông trong nội thành ngày một đông đúc.

Vỉa hè Hà Nội đang “lên tiếng kêu cứu” từng ngày trước những hành vi thiếu ý thức của người dân. Sự vô tâm, ích kỉ của một bộ phận người dân khiến cho vỉa hè ngày càng xuống cấp, gây mất mĩ quan đô thị. Vỉa hè cần được chả lại về đúng với giá trị của nó sạch, đẹp, phục vụ tốt cho người đi bộ.

Đàm Công Bắc






Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN