Hàng hóa chưa giảm theo giá xăng

(Sóng trẻ) - Hơn 1 tháng qua, giá xăng dầu đã liên tiếp được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, giá hàng hóa, thực phẩm vẫn ở mức cao khiến công nhân, người lao động nghèo loay hoay với bài toán chi tiêu.

Cầm trên tay bó rau ngót, chị Nguyễn Hà Hoa - Cầu Giấy (Hà Nội) thở dài: “Rau ngót giá tăng gấp đôi, dù thời tiết đang phù hợp với rau mùa hạ. Bó rau này trước chỉ 7.000 đồng thì nay đã tăng lên 15.000 đồng", chị Hoa nói.

Cũng theo chị Hoa, mỗi ngày gia đình chị chi cho ăn uống 3 bữa cho 3 người đã hết 300.000 đồng. Mỗi tháng hết gần chục triệu, còn 2.000 đồng dành cho thuốc men, giao thông và chi tiêu cá nhân… tháng nào hết tháng đó, chị không tiết kiệm được đồng nào. 

Tương tự, anh Hoàng Kiên (Câu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, trong khi việc kinh doanh bị sa sút vì phần lớn người tiêu dùng đều “thắt lưng buộc bụng” trong “bão” lạm phát, thu nhập của anh giảm, nhưng chi phí gia đình lại tăng cao.

1.jpg
Nhiều mặt hàng vẫn giữ giá, thậm chí còn tăng cao vì phải "nghe ngóng thêm kỳ điều hành tiếp theo". (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Tại cửa hàng phở của ông Đức Hạnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa vội điều chỉnh lại giá bán. Hiện mỗi tô phở dao động 40.000-60.000 đồng, tăng 5.000-10.000 đồng so với hồi tháng 6.

Tương tự, mỗi phần cơm gà cũng tăng lên 55.000-70.000 đồng. Mức giá này được ông Hạnh điều chỉnh từ cuối tháng 6 để ứng phó với "bão giá" nhiên liệu.

"Thực phẩm, nhất là thịt gà tươi cửa hàng vẫn phải nhập theo giá cũ 110.000- 120.000 đồng/ kg, nên tôi chưa thể tính toán giảm giá bán", ông Hạnh, chủ tiệm phở này giải thích.

Theo Bộ Công Thương, trong 40 ngày qua, giá xăng dầu đã giảm liên tiếp tại 4 kỳ điều hành gần nhất, đưa giá xăng RON 95 đang từ mức gần 33.000 đồng/lít giảm về 25.608 đồng/lít. Cùng với đó, giá dầu hỏa cũng giảm còn 24.533 đồng/lít, dầu mazut còn 16.548 đồng/kg.

2.jpg
Nguồn cung dồi dào, nhưng giá thực phẩm vẫn ở mức cao. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Khảo sát của PV cho thấy, ngày 4.8.2022, giá thực phẩm vẫn ở mức rất cao dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 4 lần. Cụ thể, thịt gà ta nguyên lông giá 150.000-170.000 đồng/kg tùy loại, đắt hơn trước 10.000 đồng/kg; thịt cánh và đùi gà công nghiệp: 100.000 đồng/kg, đắt hơn trước 20.000 đồng/kg; thịt bò: 280.000 - 330.000 đồng/kg; cá trắm con trên 5kg cắt khúc: 120.000 đồng/kg, cỡ nhỏ: 100.000 đồng/kg; cá biển cũng cao hơn trước khoảng 10.000 đồng/kg: Bạc má, nục: 110.000 đồng/kg; chim vàng anh: 190.000 đồng/kg…

Không riêng gì giá thực phẩm, giá lương thực, hoa màu (khoai, ngô, sắn) cũng tăng cao, trong đó giá gạo tăng khoảng 10.000 đồng/yến; khoai lang tăng 5.000 đồng/kg; ngô: tăng 1.000 đồng/bắp…

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN