(Sóng trẻ) - Chương trình “Happy Tết 2024” diễn ra từ ngày 24-28/1 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) nhằm tái hiện lại không gian văn hóa ngày Tết của các vùng miền trên cả nước.
Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức. (Ảnh: Khánh Nhi)Xuất phát từ ga Hà Nội, không gian “Ký ức chuyến tàu quê hương” và “Cổng ga Hà Nội là điểm nhấn cho chuỗi trải nghiệm không khí Tết với những ý nghĩa đặc biệt. Đây là nơi đón tiễn những người con xa quê trên chuyến tàu trở về với gia đình, bên cạnh người thân để cùng khép lại một năm cũ nhiều ý nghĩa. (Ảnh: Khánh Nhi)“Khu văn hóa Tết Hà Thành” được dựng lên theo phong cách truyền thống. Không gian xưa được phục dựng từ ngôi nhà di sản 87 Mã Mây. Tại đây, du khách sẽ được tìm hiểu về hình ảnh gia đình người Hà Nội chuẩn bị mâm cơm cúng Tết cùng người thân và quây quần gói bánh chưng trong hương thơm của nước Mùi già. (Ảnh: Khánh Nhi)Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm “Không gian sắc màu dân tộc” - thiết kế cách điệu được truyền tải qua các hoa văn thổ cẩm trên trang phục mỗi dịp Xuân đến. Bên cạnh đó, đến với “Không gian khám phá văn hóa dân tộc Tày”, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng Bản làng Thái Hải - cộng đồng 4 thế hệ người Tày, không gian nhà sàn mang đậm nét đẹp truyền thống vùng miền. (Ảnh: Khánh Nhi)Bên cạnh Tết truyền thống của miền Bắc và đồng bào các dân tộc, chương trình còn tái hiện "Không gian Tết miền Trung" qua ngôi nhà vườn An Hiên Huế và "Không gian Tết miền Nam" với những hình ảnh nhộn nhịp, sống động trên chợ Nổi, mang đậm dấu ấn của người Nam Bộ. (Ảnh: Thu Trang)Nơi đây tái hiện khu chợ hoa rực rỡ hương sắc và hình ảnh cầu Long Biên cổ kính, thân quen với những người con đất Hà Thành. Chị Ngọc Mai cảm nhận: “Ở đây không khí rất vui tươi, nhộn nhịp và có nhiều màu sắc ấn tượng. Mình thấy thích thú vì nơi đây có nét truyền thống, tái hiện lại những không gian rất gần gũi với người Việt Nam”. (Ảnh: Thu Trang)Điểm nhấn của Lễ hội là chuỗi quảng diễn ẩm thực Bắc - Trung - Nam do các nghệ nhân thực hiện tại khu chợ Tết nhằm tôn vinh giá trị tinh hoa ẩm thực Việt và tạo không gian cho du khách thưởng thức được văn hóa ba miền. (Ảnh: Thu Trang)Các gian hàng đa dạng khác nhau được bày bán nhằm tạo cơ hội cho du khách khám phá, mua sắm ẩm thực Tết truyền thống ở mọi miền đất nước. Bạn Yến Nhi cho biết: “Mặc dù thời tiết hôm nay lạnh nhưng ở chương trình ‘Happy Tết’ vẫn náo nhiệt, mọi thứ được trang trí rất đẹp, ẩm thực ở đây đa dạng và vô cùng đặc sắc”.(Ảnh: Khánh Nhi)Chương trình “Happy Tết 2024” diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ thu hút đông đảo người dân Hà Nội, các vùng miền dân tộc mà còn mang lại nhiều ấn tượng với bạn bè quốc tế. (Ảnh: Thu Trang)
Với thông điệp chính: "Lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống", chương trình “Happy Tết 2024” được tổ chức với mục đích phát huy, bảo tồn các giá trị truyền thống của mỗi vùng miền và quảng bá những nét đẹp hiện đại trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Qua đó, chương trình mong muốn tạo sợi dây gắn bó, kết nối giữa quá khứ với hiện tại giúp con người trở về với cội nguồn.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.