Hoa quả nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam

(Sóng trẻ) - Mẫu mã, chất lượng được đánh giá cao, giá ngày càng rẻ khiến hoa quả Mỹ, Trung Quốc, Australia và Thái Lan được tiêu thụ nhiều hơn ở Việt Nam.

Vừa nhập 200 kg đào tiên Trung Quốc, chị Loan ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết đã bán hết hàng trong hai ngày. "Đào tiên Trung Quốc đầu mùa hút khách Việt nên giá tăng 20% so với năm ngoái, lên 100.000 đồng/kg", chị Loan nói.

Tương tự, với sạp chị Oanh chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) ngoài đào tiên còn nhập đào giòn trơn 3-4 tấn một ngày để bán cho đầu mối sỉ. "Vài ngày tới khi đào Trung Quốc vào vụ, hàng về chợ có thể tăng 30%. Hiện giá mặt hàng này bán sỉ 26.000-28.000 đồng/kg", chị Oanh cho hay.

Ngoài ra, đào mỏ quạ, đào dẹt (hàng cao cấp) của Trung Quốc cũng được nhiều đầu mối trái cây nhập khẩu xách tay về Việt Nam và bán giá 120.000-300.000 đồng/kg.

1.jpg
Lý giải đào Trung Quốc lấn át đào Việt, các tiểu thương cho rằng do hàng nội sản lượng thấp, giá cao nên không được chuộng. (Ảnh: NT).

Năm nay, nhìn chung các loại đào của Trung Quốc về Việt Nam sớm hơn mọi năm, trong đó đào giòn được các tiểu thương nhập nhiều nhất vì chúng dễ bảo quản.

Tại cửa hàng của chị Ngọc trên đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội), không chuyên về trái cây nhập khẩu nhưng hai phần ba sản phẩm tại đây có nguồn gốc từ Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc và Australia.

"So với trước đây, nho, táo, quýt từ Mỹ, Australia đã giảm 40%. Đặc biệt, các sản phẩm này chất lượng ngày càng cải thiện và giá không quá cao so với hàng Việt nên được khách ưa chuộng", chị Ngọc nói.

Tương tự, lượng hoa quả ở cửa hàng chị Hoài (quận Cầu Giấy) nhập về trong 2 tháng nay với số lượng tăng gấp đôi cùng kỳ nhưng cũng không đủ bán. "Mỗi kg táo nhập từ Nam Phi có giá 49.000 đồng/kg, măng cụt, bòn bon Thái 40.000-60.000 đồng/kg. Giá rẻ nên sức tiêu thụ tăng mạnh", chị Hoài bộc bạch.

294330347_2089926551213907_3785150063935125074_n.jpg
Trái cây Thái Lan, Trung Quốc được trưng bày tại các chợ đầu mối. (Ảnh: NT)

Báo cáo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho thấy 6 tháng, xuất khẩu trái cây đạt hơn 886 triệu USD tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, 5 tháng đầu năm, nhập khẩu trái cây từ Trung Quốc, New Zealand, Campuchia, Nam Phi, Hàn Quốc đều tăng ở mức 3 con số. Riêng thị trường Nam Phi có mức tăng trưởng gần 190%.

Trong khi nhập khẩu trái cây tăng đột biến, xuất khẩu mặt hàng này đi các thị trường lại giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,6 tỷ USD.

Trong nước, các loại quả mùa hè như măng cụt, sầu riêng, mít, vải, bơ... đồng loạt giảm giá 10-15% so với cùng kỳ 2021. Nguyên nhân theo các thương lái là nguồn cung dồi dào, trong khi xuất khẩu giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá xăng dầu, hàng hóa khác tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên sức mua yếu.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN