Hội chứng "vãi" trong tee


(Sóng Trẻ) - Giới trẻ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong xã hội. Đây cũng là lứa tuổi luôn khao khát được bộc lộ cái tôi cá nhân mạnh mẽ. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ lại thích nói chuyện bằng những từ ngữ gây sốc, khác người... như một cách khẳng định bản thân. Việc "vãi" khắp mọi lúc, mọi nơi liệu có phải một cách hay để teen gây ấn tượng với người khác ?

"Vãi" nghĩa là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, từ "vãi" chỉ những người già lên chùa, bà "vãi" thay cho bà nại hoặc là một động từ chỉ sự bung ra, không kiềm chế được. Ví dụ: Chua quá người ta vãi ra...

Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay đang lạm dụng "vãi" một cách tràn lan, không đúng ý nghĩa thực sự của bản thân từ ngữ này. Nó dường như trở thành một câu cửa miệng và rấy nhiều bạn trẻ cho rằng, nó giúp cho lời nói của bạn ý được nhấn mạnh và đý hơn.


Nên hay không nên dùng từ "vãi"?

Bạn Nguyễn Thị Hằng - sinh viên năm nhất, Đại học sư phạm cho biết: "Mình chưa sử dụng từ này bao giờ, trong tương lai là giáo viên nên mình sẽ không dùng từ này. Theo mình, chúng ta không nên dùng từ này vì khi người khác nhìn vào sẽ đánh giá là mình không tốt". Có khá nhiều bạn nữ khi được hỏi cho rằng từ này dùng không được thân thiện và khá là tục tĩu. Anh Hoàng Văn Long - một công nhân, sinh năm 1984 cho biết: "Đây là câu cửa miệng bạn bè cùng trang lứa hay nói chuyện với nhau, nó tạo được cảm giác thân mật. Nếu hai người là bạn thân nói chuyện thì mình cho đó là bình thường". Đánh giá khái quát nên hay không nên dùng từ này, anh Long cho biết: "Theo mình từ này không tốt và cũng không nên dùng nếu mình hiểu theo nghĩa tục".  

1222cdb21_anh_1.png
                                                   Sử dụng  từ "vãi" (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng từ "vãi" khá là tiêu cực. Theo thầy Vũ Việt Phương - giảng viên khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: "Xấu là ở từ đi kèm chứ không nằm ở từ "vãi". Bản thân từ "vãi" có nghĩa bình thường, tuỳ theo từ đi kèm và sắc thái mà nó có vấn đề. Một bộ phận sinh viên bây giờ sử dụng từ "vãi" rất nhiều theo nghĩa khác là do từ ngữ đi sau của nó. Chúng ta nói chuyện thoải mái với nhau nhưng khi người lớn nhìn vào thường tỏ ra khó chịu. Nhìn nhận ở mặt xã hội, nếu bảo rằng không thích khi cả thế hệ công nhận như thế thì làm như thế nào?". Theo thầy Phương, các thế hệ trẻ ngày nay đã có sự thay đổi so với các thế hệ trước. Họ tiếp nhận những xu hướng, những thông tin, cách thức mới thế nên, trong đời sống xã hội "họ đưa những từ lóng vào mặt bằng chung của đời sống thực tế. Từ đó thâm nhập dần vào đời sống hiện nay". Lí giải nguyên nhân, thầy nhận định: Từ này xuất hiện đầu tiên là trong một bộ phận dân cư, chỉ trong một nhóm nhất định. Sau đó, trong quá trình đưa thông tin của đài báo, trong các tiết mục hài từ "vãi" được đưa ra. Thế là, người ta tạo điều kiện cho độc giả tiếp cận và sử dụng một cách phổ biến.

1220d7096_anh_2.png
Hội "Những câu nói hài vãi cả buồn cười" trên Facebook.

Về mặt xã hội, nhiều người lớn hiện nay phản đối giới trẻ sử dụng từ "vãi" nhưng phản đối thì phản đối nhưng có lí do thì nó vẫn tồn tại. Với các thế hệ đi trước, bạn bè của họ ít dùng từ này, nếu có thì số này hoàn toàn do thế hệ trẻ tác động tới. Bác Nguyễn Văn Anh (60 tuổi) - Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Nhiều khi ngồi hàng nước hoặc đi đâu đó nghe thấy các cháu nói chuyện với nhau có từ này, bác cảm thấy khó chịu nhưng vẫn phải chấp nhận mặc dù không thích". 

Người trẻ hay dùng từ "vãi" vào lúc nào? "Họ không bao giờ nói với thầy cô, họ không bao giờ nói với bố mẹ, họ nói với những người cùng trang lứa với tư cách ngồi tán phét, nói chuyện với nhau. Mình không thích nhưng cũng không thể cấm được" - thầy Vũ Việt Phương cho biết. Cũng không thể cấm được giới trẻ khi họ có một thế giới riêng, thoải mái, thân mật với nhau. Không thể lấy những quy chuẩn của người đi trước áp đặt cho người đi sau khi thói quen của họ không ảnh hưởng xấu trong một bối cảnh hoàn toàn mới. 

Kết
Như vậy, theo chúng tôi nhận thấy: Giới trẻ có thể sử dụng từ này trong một số chừng mực nhất định. Chúng ta cũng chú ý tránh sử dụng từ này với thầy cô, người thân và những người lớn tuổi khác để thể hiện sự tôn trọng họ. Nhìn chung, từ "vãi" đối với mỗi người sẽ có một cách đánh giá riêng nhưng cũng cần khẳng định: Bản thân từ "vãi" không xấu, quan trọng là bạn sử dụng nó như thế nào để phù hợp với sự giao tiếp hàng ngày và không làm mất đi "sự trong sáng" của tiếng Việt?

Vũ Oanh, Nguyễn Dung
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.






Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN