Hội làng Mọc - năm làng một lễ
(Sóng trẻ) - Hà Nội - vùng đất kinh kỳ nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn độc đáo. Nếu làng Nhật Tân có tục rước nước, Triều Khúc có múa bồng thì lễ hội làng Mọc lại ghi dấu ấn bằng tục rước kiệu Thánh du xuân…
Theo thông lệ, lễ hội làng Mọc cứ 5 năm lại diễn ra một lần. Lễ hội diễn ra từ ngày 9 - 11/2 âm lịch. Dân làng Mọc xưa nay là năm làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang, cứ đến dịp lại cùng nhau tổ chức lễ hội và rước sách tế thần để cầu cho quốc thái dân an.
Đến dịp lễ hội, làng Mọc lại sôi động với cổng chào rực rỡ và cờ treo ở hai bên lối vào
Lễ hội làng Mọc được khôi phục từ năm 1992 (do làng Giáp Nhất đăng cai) sau hơn nửa thế kỷ tưởng như mai một. Và theo lệ xưa, các làng sẽ luân phiên nhau một làng trực đại hội, bốn làng còn lại rước kiệu đến tế lễ tại đình làng có phiên trực hội. Đại hội năm nay do nhân dân làng Giáp Nhất trực. Đây là lễ hội còn lưu giữ được những phong tục và lễ nghi của cư dân vùng ven đô, nơi từng ghi lại nhiều dấu tích lịch sử và chiến công hiển hách chống giặc nại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Lễ hội thu hút rất nhiều người tham gia
Với tâm thức hướng về cội nguồn, lễ hội năm làng Mọc được tổ chức trên tinh thần cộng đồng và ứng xử giao tiếp giữa các làng. Trong đó, lễ rước là một trong những nghi thức tín ngưỡng quan trọng nhất. Điểm nhấn của lễ hội chính là màn kiệu bay độc đáo.
Hình ảnh kiệu bay tại hội làng Mọc
Bên cạnh màn kiệu bay, hội làng Mọc cũng là nơi để những điệu múa, những tích dân gian được biểu diễn và tôn vinh.
Múa "con đĩ đánh bồng" tại lễ hội
Múa sênh tiền tại lễ hội
Lễ hội cổ truyền 5 làng Mọc là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lịch sử, chứa đựng và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Những giá trị này đang tiếp nối dòng chảy của lịch sử, của nhân dân làng Mọc, ́p phần không nhỏ trong việc giáo dục truyền thống cách mạng và xây dựng đời sống văn hóa.
Linh Thạch
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận