Hội thảo Quốc tế: Truyền thông mới trong kỷ nguyên chuyển đổi số
(Sóng trẻ) - Ngày 11/4/2019, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền – Hà Nội) diễn ra hội thảo: Truyền thông mới trong kỷ nguyên chuyển đổi số do Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Sự kiện nằm trong khuôn khổ các cuộc hội thảo khoa học chất lượng cao được tổ chức hàng năm của Viện Quốc tế Pháp ngữ và phục vụ chiến lược của trong việc xây dựng khoa học thông tin và truyền thông.
Tham gia hội thảo là các diễn giả, những nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Việt Nam và Cộng hòa Pháp, các sinh viên đến từ các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội, những người quan tâm đến chủ đề mà ban tổ chức đặt ra.
Góc chết của truyền thông số
GS. Dominique Carré, Đại học Paris 13 đã đề cập đến một trong những vấn đề ít được quan tâm là tác động tiêu cực của truyền thông số và tính siêu kết nối của nó đến môi trường.
GS Dominique Carré, Đại học 13 trình bày tham luận của mình
Bên cạnh những thực trạng về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức thì góc chết của truyền thông số cũng là một điều đáng quan tâm. Lý do là công nghệ số về thông tin và truyền thông (TNIC) thường được coi là công nghệ phi vật chất, không gây ô nhiễm, nhưng thực tế lại ngược lại...
Chứng minh qua việc chuyển thư điện tử, GS. Dominique chỉ ra rằng, với khoảng cách càng xa, nội dung càng lớn thì càng cần nhiều trạm xử lý trung gian. Rồi với những video càng lớn, thời gian để xử lý càng lâu... Những điều đó gây tốn năng lượng hơn, khí độc hại từ các thiết bị nhiều hơn và cần nhiều hơn thiết bị điện tử. Với quy mô rộng lớn thì nó là vấn đề đối với môi trường khi nguồn năng lượng như điện được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu hoá thạch sẽ làm tăng khí thải nhà kính. Còn chưa kể rác điện tử, những thứ rất khó để xử lý.
Xây dựng Chính phủ như là một nền tảng trong kỷ nguyên số
Phát triển Chính phủ điện tử đang là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của đất nước. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các ứng dụng công nghệ thông tin trong Chính phủ điện tử ở nước ta mới chỉ đóng vai trò như là công cụ hỗ trợ hoạt động.
TS Tạ Tuấn Anh, Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS bày tỏ quan điểm về vấn đề đặt ra
Tại hội thảo, TS Tạ Tuấn Anh, Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS cho rằng, trong bối cảnh của sự phát triển khoa học công nghệ hướng tới nền kinh tế số và hạ tầng công nghiệp 4.0, chính phủ điện tử phải được xem như là nền tảng có thể làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động, vận hành của chính phủ... Chính sách, nghiệp vụ và công nghệ là ba yêu tố để xây dựng chính phủ số...Trong đó, “Công nghệ không còn là cái đi sau cùng mà đi ngay thời điểm xác định chiến lược ban đầu”.
Công tác quản lý báo chí truyền thông hiện nay
Sự phát triển của xã hội thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động một cách toàn diện, sâu sắc đến nền báo chí truyền thông Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản lý báo chí truyền thông.
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày bài tham luận
Khi nói về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng đã chỉ ra những biến đổi căn bản nền báo chí truyền thông; những vấn đề căn bản đặt ra đối với nền báo chí truyền thông Việt Nam và đề ra những giải pháp và kiến nghị.
Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, việc quản lý báo chí truyền thông ở Việt Nam Nam đang đặt ra những thách thức: thứ nhất là nhận thức của chủ thể quản lý báo chí truyền thông; thứ hai, nội dung và nguyên tắc quản lý báo chí truyền thông; cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở khoa học của công tác quản lý báo chí truyền thông; mô hình quản lý báo chí truyền thông; cạnh tranh báo chí và truyền thông mới; cuối cùng là thách thức về an ninh và văn hóa truyền thông.
Trên cơ sở đó, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra hàng loạt các giải pháp chung và giải pháp riêng cho những thách thức và vấn đề đang tồn tại.
Rác thông tin bất tử trong thời đại số
Tham ra buổi hội thảo, TS Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ đưa đến một vấn đề đặc biệt: rác thông tin.
“Rác là một sản phẩm nhân tạo. Có thể nói rằng lịch sử văn minh nhân loại bài cũng là lịch sử của rác - từ giác vật thể đến giác phi vật thể, từ giác khả tử đến giác bất tử...”. Vị Viện trưởng này cho hay: “Với sự xuất hiện của công nghệ số, thông tin có thể được nhân bản một cách vô hạn, với tốc độ ánh sáng, với giá thành gần như bằng không và với sự tham gia của hầu như tất cả mọi người.Tuyệt đại đa số các thông tin ấy đều trở thành rác...”. Đó là thông tin không quan trọng, những thông tin thừa, không cần thiết, thậm chí là có hại đến con người.
TS Ngô Tự Lập khẳng định: “Loài người đang phải đối mặt với một thời đại của các thông tin bất tử và độc hại, được sản xuất và lan truyền ở những cá nhân ngày càng bị phi xã hội hóa. Mà sự suy giảm tính xã hội trong mỗi cá nhân cũng đồng nghĩa với sự suy giảm tính người”.
An toàn, an ninh truyền thông trong bối cảnh công nghệ số hiện nay
Tham luận tại hội thảo, TS Trần Quang Diệu, phụ trách Trung tâm ứng dụng Công nghệ thông tin, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Liên quan đến một quốc gia thì chúng ta nói về chủ quyền, thể hiện ở chỗ chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên trên đó. Nếu so sánh với thế giới ảo thì lãnh thổ như một hệ thống thông tin, chúng ta có hạ tầng thông tin của tổ chức, của quốc gia, chúng ta có người sử dụng trên hệ thống ảo, họ có thể coi như một công dân dân trong cộng đồng; chủ quyền về dữ liệu và thông tin giống như tài nguyên trên đó mà chúng ta sẽ phải khai thác kèm theo đó là các quy tắc và chế định”.
TS Trần Quang Diệu đặt và giải quyết vấn đề an ninh, an toàn truyền thông nước ta hiện nay
Nói về hiện trạng an toàn, an ninh truyền thông nước ta hiện nay, TS Trần Quang Diệu cho hay: “Với an ninh mạng của Việt Nam, độ phức tạp của tấn công mạng thì ngày càng tăng lên, tác động của nó đến việc đánh cắp thông tin thì ngày càng phát triển. Các xu thế tấn công là liên quan đến mã độc, tấn công mạng vào các điện tử thương mại tài chính, đặc biệt là giả mạo các tổ chức để bôi nhọ bôi xấu...”
Trước khó khăn đặt ra, diễn giả đề ra giả pháp: “Chúng ta cần có những chính sách nhất định đối với không chỉ tổ chức không chị quốc gia là cho chính bản thân mỗi người, đào tạo nguồn nhân lực về an toàn an ninh mạng, xây dựng mô hình quản lý theo định hướng... Nhất là phải có sự phối hợp chặt chẽ từ cá nhân, các tổ chức đến Nhà nước”.
Hội thảo là cơ hội để để thảo luận một cách toàn diện, hiệu quả nhằm nâng cao những hiểu biết của mình về thời đại chuyển đổi số số mà chúng ta đang sống, tìm ra những nguyên nhân sâu xa của các sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội và cùng suy nghĩ, đề xuất và chia sẻ những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề mà các diễn giả nêu ra.
Cuối buổi là thảo luận về những vấn đề mà các diễn giả đưa ra nhằm giải đáp những thắc mắc của các sinh viên và khán giả quan tâm
Đắc Quang
Cùng chuyên mục
Bình luận