Hơi thở hóa thành tiếng sáo

(Sóng Trẻ) - Hai đôi mắt “đóng lại” nhưng tâm hồn lại mở ra, đơm hoa kết trái ở người nghệ sĩ khiếm thị Nguyễn Tiến Công – người ngày ngày tự tay làm nên những chiếc sáo trúc với âm vang xuất phát từ trái tim.

Nghệ sĩ khiếm thị thổi sáo bằng …mũi

Tiếng sáo trúc của người nghệ sĩ kiếm thị Nguyễn Tiến Công vang vọng, rộn ràng trong không gian, xuất phát một ki-ốt bán sáo trúc ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm. Tiến lại gần hơn, người xem không khỏi trầm trồ về khả năng thổi sáo có một không hai của ông. Đó là thôi sáo bằng …mũi. Nhịp âm đều đặn, âm sáo trong sáng. Ông lấy hơi từ phổi sau đó đẩy lên mũi, thổi xuống sáo. Nhiều người mến tiếng sáo của ông còn nói vui rằng, ông thổi sáo từ tim.

4e3d90e63_2.jpg
Nghệ sĩ kiếm thị Nguyễn Tiến Công thổi sáo bằng mũi.

Video: ông Công thổi sao bằng mũi.

Gian hàng của ông Công bày bán một số mặt hàng, trong đó mặt hàng chủ đạo là sáo trúc. Đây đều là những sản phẩm do tự tay ông làm. Ông Công chia sẻ “Những cây sáo trúc này được ông nhập trúc từ tận Hòa Bình về, ở đó có nguồn trúc tốt nhất thích hợp làm sáo. Người bình thường làm sáo mất 2 - 3 công đoạn thì đối với người khiếm thị như ông phải mất đến 7-8 công. Nhưng có tình yêu với sáo, có thêm chục công nữa thì đối với ông không vấn đề gì”. Nói đến đây, ông Công cười xòa.

4e3d90e63_3.jpg
Gian hàng của ông Nguyễn Tiến Công. 

Do không nhìn được nên để làm được nhưng cây sáo có âm trong, các âm đồ rê mi đúng tông không phải là điều dễ dàng với người khiếm thị như ông Công. Để làm được những cây sáo như vậy, thay vì dùng thước là đo bằng mắt thường, người nghệ mù sử dụng những cây que chuẩn trước để do độ dài rồi làm các công đoạn như đục lỗ, cắt xốp phía sau. Những công đoạn này đều tự mình ông làm hết. 

Giá bán những cây sáo trúc của ông Công giao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ tùy vào độ lớn nhỏ và âm sắc của cây sáo.

“Sáo trúc sẽ là nghề cuối cùng của đời tôi”

Xuất phát từ tình yêu với sáo, ông Nguyễn Tiến Công tự mình học thổi sáo từ khi còn nhỏ chứ không qua trường lớp nào. Trước khi đến với nghề này, ông từng làm nghề in lưới, được khoảng đôi ba năm thì lỗ quá phải nghỉ. Ông đổi sang đi bán tăm cho hội người mù, làm chổi chít và đến nay là làm sáo trúc. Đây là cái nghề cuối mà ông yêu nhất, lựa chọn làm đến cuối đời.

“Không phải mù bẩm sinh”

Hồi bé, ông Nguyễn Văn Công vẫn là một một đứa trẻ bình thường có đôi mắt sáng cho đến khi lên 13 tuổi, ông mồ côi mẹ rồi cũng chính năm ấy ông lại bị tai nạn nổ mìn dẫn đến mù lòa cả hai mắt. Cha ông đi bước nữa, ông bị cha ruột lẫn người dì mới hắt hủi, ông uất ức bỏ nhà lên Hà Nội kiếm sống. 

Nhưng trời không chiều ý người, mới đặt chân lên thành phố ông không may bị cướp hết số đồ dùng và số tiền ít ỏi mang theo. Người ta đưa ông đến đồn cảnh sát, do sợ bị trả về nhà rồi sống trong quẩn quanh bị người thân hắt hủ nên ông đã nói dối cả họ tên và khai rằng gia đình đã mất hết chẳng còn ai.
Từ đó ông được đưa vào trại trẻ mồ côi và được học nghề, trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống đến nay cũng đã đi qua hơn nửa đời người. Nhưng lúc nào ông cũng tâm niệm phải sống cho có ý nghĩa, chăm chỉ làm việc. Vì vậy, ngày ngày ông vẫn làm sáo trúc, đi thổi sáo với “ngón nghề độc” thổi sáo bằng mũi. Đem hơi thở hóa thành tiếng sáo góp vui cho đời.

Trương Bảo Ngọc - Hồng Vân  


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN