Hơn 11 triệu người tiếp cận với thông tin giảm thiểu định kiến giới trên mạng xã hội

(Sóng trẻ) - Đây là nội dung được đề cập tại Hội thảo tổng kết dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam (Youth & Gender)”.

Sự kiện do Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) thực hiện sáng ngày 26/3.

Sau 4 năm triển khai tại ba thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM) với sự tham gia của một số trường đại học trong khối ngành báo chí - truyền thông - quảng cáo, dự án diễn ra nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua việc tăng cường sự tham gia của thanh niên, sinh viên trong việc giải quyết các định kiến giới.

z5288376232210_98b9a30cd7107e03d363afcbaa08e207.jpg
Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Oxfam tại Việt Nam phát biểu khai mạc. (Ảnh: Thanh Hà)

Tại hội thảo, ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cho biết, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu bất bình đẳng giới và trên thực tế đã đạt được nhiều tiến bộ. 

“Dự án chỉ ra ba định kiến giới tồn tại sâu sắc trên các phương tiện báo chí, truyền thông và trong nhận thức của người dân Việt Nam. Ba định kiến đó bao gồm: Phụ nữ chỉ phù hợp với công việc nội trợ; Khả năng lãnh đạo của phụ nữ không tốt bằng nam giới; Nam giới phù hợp với công việc áp lực cao và cần đưa ra quyết định nhanh chóng”, ông Phạm Quang Tú nói. 

Kết quả nghiên cứu ban đầu của dự án cũng chỉ ra các định kiến giới đã và đang tiếp tục kìm hãm sự phát triển của cá nhân, cũng như gia tăng áp lực lên mỗi giới về kỳ vọng của xã hội và gia đình thông qua giới tính của họ. Điều này đã tạo ra những khoảng cách bất bình đẳng về giới và ảnh hưởng vào tiến bộ chung của đất nước và xã hội.

Ông Phạm Quang Tú phát biểu: “Truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành quan điểm và thực hành trong suốt quá trình sinh hoạt của người dân. Dự án xác định thanh niên với lợi thế trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin là nhóm tiên phong trong tham gia giải quyết định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới và tạo sự thay đổi của xã hội”.

z5288376248633_0a9d86490e61c482e70f2bdb87d69721.jpg
Ông Hoàng Văn Dương cho biết phần lớn kết quả đạt được của dự án vượt xa mong đợi so với mục tiêu ban đầu đề ra. (Ảnh: Thanh Hà)

Tại sự kiện, ông Hoàng Văn Dương, Trưởng nhóm Tư vấn Dự án Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam, trình bày tổng quan kết quả của dự án.

Theo đó, dự án ghi nhận sự tham gia của hơn 15.000 sinh viên và thanh niên với sự thay đổi trong lồng ghép giới vào hoạt động truyền thông, quảng cáo của 50 doanh nghiệp cùng 19 cơ quan báo chí trên cả nước. 

Nhiều chiến dịch truyền thông giảm thiểu định kiến giới trên mạng xã hội đã nhận được số lượng hành động, phản ứng cao và đã tiếp cận được 11.682.566 lượt người. 

Kết thúc dự án, các đối tượng hưởng lợi như sinh viên, giáo viên các trường Đại học; phóng viên, nhà báo; người làm quảng cáo/sáng tạo nội dung; những người làm công tác điều phối, quản lý dự án; công chúng đều có sự cải thiện trong nhận thức, thái độ và hành vi về xóa bỏ định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới.

Tại phiên thảo luận, các đơn vị chủ trì thực hiện từng dự án trao đổi ý kiến về kết quả trong bốn năm thực hiện. Các kết quả của dự án mang ý nghĩa lớn, thể hiện tinh thần của giới trẻ Việt Nam trong việc bày tỏ các quan điểm và thách thức các định kiến giới. Qua đó, từng bước xóa bỏ khuôn mẫu về giới còn phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội ở Việt Nam.

z5288379262742_564d8244224f90e8148df9a6de329108.jpg
Bà Kristina Buende, Trưởng ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam. (Ảnh: Thanh Hà)

Phát biểu bế mạc, bà Kristina Buende, Trưởng ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam đánh giá dự án mang ý nghĩa quan trọng đối với EU. Đây là dự án đầu tiên về giới tính có sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ, các nhà báo, cơ quan truyền thông và các đơn vị tư nhân. 

Theo bà Kristina Buende, dự án khai mở tiềm năng của người trẻ trong việc giải quyết một trong những thách thức về nhận thức tại Việt Nam. Bà tin tưởng những động lực được tạo ra từ dự án sẽ tiếp tục được các bạn trẻ phát triển, góp phần kiến tạo xã hội nhân văn.

Dự án đã truyền cảm hứng và tạo khát vọng thay đổi về định kiến giới tới công chúng. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam qua các sáng kiến của sinh viên, các hoạt động xây dựng năng lực cho đội ngũ nhà báo, các cơ quan, doanh nghiệp có nhạy cảm giới.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN