Internet với học sinh phổ thông: Vị cứu tinh hay ác quỷ?
(Sóng Trẻ) - Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi ưa tìm tòi, khám phá, dễ dàng bị cuốn hút và thích thú với cái mới. Đặc biệt, hiện nay đa số các em đều có thể dễ dàng tiếp cận với internet để phục vụ cho việc học. Có rất nhiều những trang web cũng như nhóm, hội trên mạng internet được lập ra. Nhưng những góc học tập kiểu mới này đã thật sự được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và đúng đắn cho việc học tập hay chưa thì lại còn nhiều vấn đề cần bàn luận.
Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, phương tiện sử dụng để tiếp cận với internet ngày càng trở nên dễ dàng và tiện dụng. Học sinh trung học phổ thông có thêm nhiều lựa chọn để có thể tìm hiểu thêm kiến thức, học tập từ các trang web học online và nhóm học trên mạng xã hội (facebook). Hầu hết học sinh đều biết sử dụng internet. Nài chương trình học theo sách giáo khoa các em có thể lên mạng và tham khảo được rất nhiều bài tập mở rộng cũng như có thể dễ dàng trao đổi phương pháp, cách làm với nhau. Nó còn là công cụ giúp các em cập nhật tin tức, giải trí và nhiều mục đích khác.
Việc học, ôn thi từ các trang web trực tuyến đã trở thành một lựa chọn của rất nhiều học sinh trung học phổ thông. Khi học online như vậy các em có thể chủ động về mặt thời gian để tìm hiểu kho tàng kiến thức rộng lớn. Ngày càng có nhiều trang web học trực tuyến ra đời và được rất nhiều học sinh trung học phổ thông tham gia như Moon.vn, Hocmai.vn, Tuyensinh247.vn, Mclass.vn,… Đây là những trang web đứng đầu về số lượng học sinh tham gia các khóa học ôn thi.
Theo thống kê của Hocmai.vn đưa ra những con số ấn tượng: có hơn 2,2 triệu thành viên đã tham gia, hơn 200.000 lượt truy cập mỗi ngày, gần 10.000 bài giảng mới mỗi năm, 10.000 lượt trao đổi bài mỗi ngày và 100 giáo viên dạy online giàu kinh nghiệm. Với những con số như trên việc học trực tuyến quả thực đem lại một môi trường học lành mạnh, với khối lượng kiến thức rộng lớn. Nài ra khi học trực tuyến hoặc học online các khóa học thì học sinh có thể tương tác với giảng và các thành viên trong khóa học đó. Mọi thắc mắc sẽ được tổ tư vấn của các web giải đáp nhanh chóng.
Có khá nhiều phụ huynh thay vì đăng kí học thêm, ôn thi tại các lò luyện thi thì họ có sự lựa chọn sang học trực tuyến, online trên các trang web. Bằng cách học này sẽ tránh được cho học sinh đi lại tốn thời gian đồng thời nó cũng giảm khoảng 60% học phí so với việc đi học thêm. Hơn nữa, học sinh có thể chủ động trong việc tìm hiểu, kiến thức được truyền đạt theo yêu cầu của người học, không bị gò bó, giới hạn về mặt thời gian, địa lí. Đối với học sinh ở trung du, miền núi hay biên giới, hải đảo đều có cơ hội học tập một cách bình đẳng chỉ cần có mạng để kết nối.
Th.S Lê Thị Thu - Tổ trưởng tổ Lịch sử Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành - Hà Nội cho biết: "Việc học online trên mạng hiện nay là rất phổ biến, việc học từ các trang web, các nhóm sẽ giúp các em học sinh có thể bàn luận chia sẻ với nhau một các dễ dàng. Tuy nhiên các em cần nắm vững các kiến thức cơ bản từ thầy cô hướng dẫn, và sử dụng mạng một cách hợp lí, lợi dụng mạng chứ đừng để mạng lợi dụng mình thì việc học mới thật sự đem lại hiệu quả".
Th.S Lê Thị Thu - Tổ trưởng tổ Lịch sử trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành
Theo tạp trí Tin học và đời sống thì số người dùng internet ở nước ta cứ sau 10 tháng lại tăng 1,5 lần. Đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông, việc sử dụng internet ngày càng phổ biến. Bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại không thể phủ nhận, việc truy cập internet tồn có tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của học sinh.
Việc học trực tuyến với kho kiến thức đồ sộ trên mạng internet có thể khiến học sinh bị loạn bởi quá nhiều dạng bài tập và nhiều phương pháp giải khác nhau. Bởi vậy mà phụ huynh vẫn còn ngần ngại khi cho con em học online trên mạng.
Khi lên internet để học nếu không xác định rõ mục tiêu thì rất dễ cám dỗ bởi nhiều những thứ hấp dẫn như phim ảnh, facebook sẽ ảnh hưởng đến việc học. Học sinh vừa mở tab web học online, vừa mở trình duyệt facebook, dễ bị mất tập trung. Bạn Nguyễn Thị Ngọc Lan, lớp 12A5, trường THPT Chu Văn An- Yên Bái chia sẻ: “Em có tham gia các nhóm ôn thi đại học trên Facebook, nhiều khi em lên đó mất tương đối nhiều thời gian để tranh luận với các bạn về một vấn đề. Đó là nhóm ôn thi, nhưng chúng em đã bị sa đà vào nói chuyện tranh luận về chủ đề không liên quan đến học tập.”
Có hàng ngàn các trang web, hội, nhóm được lập ra trên mạng với tên ôn thi đại học. Chỉ mất 1s gõ cụm từ “Ôn thi đại học” bạn có thể tìm được 96,213 kết quả có liên quan.
Đối với việc ôn thi bằng các nhóm hội trên facebook cũng dẫn tới nhiều hệ lụy. Nó làm tốn kém thời gian lướt facebook, “chém gió” với nhau trong nhóm, ội. Khi thảo luận nhóm thì khó có thể kiểm chứng câu trả lời là đúng hay sai. Đồng thời, internet thường cung cấp sẵn các lời giải, có thể gây ra thói lười suy nghĩ, ngắn tư duy ở học sinh.
“Việc sử dụng mạng xã hội để trao đổi, kiến thức học tập trên lớp là rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần có kế hoạch, dưới sự dẫn dắt của giáo viên và phụ huynh, sử dụng đúng cách thì việc học online, trao đổi nhóm mới thực sự có hiệu quả. Biến mạng xã hội thành công cụ đắc lực phát triển tư duy tránh lạm dụng quá nhiều, để làm được điều này cần sự hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên.” Cô Nông Hà – Bí thư đoàn trường THPT Trần Phú- Yên Bái chia sẻ.
Học trên internet vừa mang lại nhiều ích lợi, vừa là những cám dỗ đối với học sinh phổ thông. Do vậy mà giáo viên cũng như phụ cần có những hướng dẫn để học sinh biết cách sử dụng internet một cách hiệu quả. Khai thác tối đa tiềm năng từ việc học trực tuyến trên internet.
Trần Thị Hoàn
Báo mạng điện tử K35
Cùng chuyên mục
Bình luận