Làng mộc Phúc Lộc – lội ngược dòng trong cơn suy thoái

[Sóng trẻ] - Một chiều mưa, qua lời giới thiệu của người cán bộ thôn, chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Vũ – nghệ nhân cao tuổi nhất của làng nghề mộc Phúc Lộc ( phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình) và nghe ông trải lòng về chuyện nghề, chuyện làng…

Nghệ nhân già – nửa thế kỷ với những thớ gỗ 

Ấn tượng đầu tiên khi bước vào ngôi nhà của ông là những mẩu mùn cưa lác đác rơi vãi ở nài sân và tiếng đục, đẽo kèm theo tiếng máy bào, máy cưa..Trên khuôn mặt nghệ nhân già toát lên sự hăng say, tỉ mẩn trước tác phẩm của mình. Khi bắt tay chào hỏi, cảm nhận của chúng tôi là bàn tay to, thô ráp với những vụn mùn cưa còn vương lại.

dd9750f72_anh1.jpg
Nghệ nhân già say sưa với “đứa con tinh thần” của mình

Vào những năm 60 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ông Vũ trở  về mảnh đất Phúc Lộc - nơi quê cha đất tổ để sinh sống và làm nghề mộc trên nền tảng là làng nghề truyền thống. Thời điểm ấy, ông là người đầu tiên trong gia đình tìm đến nghề mộc, chính vì thế có rất nhiều khó khăn, từ việc đầu tư về dụng cụ, nơi cung cấp gỗ cho đến nguồn khách…Sau một thời gian, công việc cũng có những chuyển biến tích cực, khách hàng tìm đến với ông nhiều hơn, tay nghề ngày càng nâng cao, sản phẩm ông làm đa dạng hơn, tinh xảo hơn.

Tình yêu với nghề không chỉ dừng lại ở ông, người con trai cả - anh Phạm Ngọc Phong không những tiếp nối mà còn mở rộng thành một cơ sở sản xuất tư nhân lớn , có tiếng trong làng. Hai vợ chồng anh Phong quản lý một xưởng sản xuất với hàng chục nhân công, mỗi ngày cho ra hàng chục thành phẩm.

dd9750f72_anh2.jpg 
Xưởng mộc quy mô lớn của gia đình anh Phạm Ngọc Phong

Tính đến nay, đã 55 năm ông Vũ theo đuổi nghề làm mộc. Tuy tuổi đã cao nhưng hiện tại ông vẫn duy trì công việc của mình. Nghệ nhân già chia sẻ: “Với cái tuổi của tôi bây giờ, làm mộc không chỉ vì kiếm sống mà nó còn là cái thú vui ăn vào máu. Ngày nào mà không được nghe tiếng bào, tiếng đục, ngửi mùi gỗ…là tôi lại thấy trống vắng thế nào ấy”.

dd9750f72_anh3.jpg
Nghệ nhân Phạm Ngọc Vũ 

          Khi được hỏi làm thế nào để luôn sáng tạo trong các tác phẩm của mình, ông Vũ nói: “Để có một tác phẩm hoàn hảo, nghệ nhân không chỉ là người có dày dặn kinh nghiệm, hay đầu óc sáng tạo mà còn phải gửi gắm tâm hồn một cách toàn tâm toàn ý vào đứa con tinh thần của mình”.

Làng Phúc Lộc đi lên nhờ nghề mộc

Làng nghề mộc Phúc Lộc ra đời cách đây hàng trăm năm và phát triển theo hướng cha truyền con nối. Từ xưa người thợ Phúc Lộc đã sáng tạo ra những sản phẩm mộc với những nét trạm trổ tinh xảo phục vụ cho việc làm nhà thờ, chùa, đền, đình,... Khi đó công cụ lao động hết sức thủ công như đục, đẽo bào tay v.v... Nhờ có bàn tay khéo léo và óc sáng tạo mà nghề mộc ở Phúc Lộc được lan truyền đi khắp nơi. 

dd9750f72_anh4.jpg
Đình làng cổ có niên đại hàng trăm năm do chính các thợ làm mộc Phúc Lộc xây dựng

Những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm thích ứng với xu hướng của thời đại, làng nghề mộc Phúc Lộc đã hướng đến sản xuất các mặt hàng dân dụng như cửa, bàn, ghế, tủ, sập..., đồng thời dần đưa hàng thủ công mỹ nghệ (hàng khảm trai) vào sản xuất. Công cụ chế tác đã hiện đại hóa, không còn là đục, đẽo hay cưa bằng tay, mà chủ yếu sử dụng máy móc...

Vốn năng động, nhạy bén, biết nắm bắt cơ chế thị trường, các hộ sản xuất đồ gỗ ở Phúc Lộc đã đầu tư vốn xây dựng lán, xưởng, mua máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất theo quy mô hiện đại, trị giá hàng tỷ đồng với vài chục công nhân nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

dd9750f72_anh5.jpg
Sự tinh xảo trên những họa tiết chạm trổ của nghệ nhân mộc Phúc Lộc

Trò chuyện với cụ Tiếu – nghệ nhân thuộc tầng lớp cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong làng:  “Chúng tôi đi làm không chỉ vì kiếm miếng cơm, manh áo mà còn làm để lưu giữ những nét cổ tinh hoa của nghề mộc truyền thống cha ông đã để lại cho các thế hệ trẻ sau này"

Trong giai đoạn các làng nghề Việt Nam rơi vào thời kì suy thoái, làng nghề mộc Phúc Lộc vẫn phát triển bền vững. Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước, người dân làng nghề Phúc Lộc đang tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vận động các hộ sản xuất di chuyển vào khu làng nghề gắn kết với công tác bảo vệ môi trường để làng nghề ngày càng phát triển, người dân có đời sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Nguyễn Thị Thuận
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN