Khi cán bộ kiểm lâm làm truyền thông

(Sóng trẻ) - Thời gian gần đây, việc dùng công cụ truyền thông để giới thiệu địa điểm lịch sử, du lịch, trải nghiệm... ngày càng được chú trọng. Nắm bắt xu hướng này, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thành lập đội ngũ truyền thông riêng. Dù mới, chưa chuyên nghiệp và còn học hỏi, đội ngũ này đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

Nhóm phóng viên chúng tôi đã có buổi gặp gỡ, trao đổi cùng anh Phạm Phú Cường – nhân viên truyền thông tại Vườn Quốc gia Cúc Phương để tìm hiểu về cách làm truyền thông tại Vườn Quốc gia thời gian qua.

nhan-vat.jpg
Anh Phạm Phú Cường – nhân viên truyền thông tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. 

PV: Động lực nào đã thúc đẩy Vườn Quốc gia Cúc Phương thành lập đội ngũ truyền thông để quảng bá cho hình ảnh của nơi đây?

Anh Phạm Phú Cường: Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam – nơi có hệ sinh thái động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh việc làm tốt công tác quản lý, bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, Cúc Phương còn làm rất tốt công tác cứu hộ, chăm sóc bảo tồn động vật hoang dã, được giới bảo tồn trong nước và quốc tế biết đến với danh xưng “Thủ đô bảo tồn” của Việt Nam. 

Những năm gần đây, Cúc Phương đẩy mạnh công tác truyền thông với mong muốn giáo dục môi trường, giúp kết nối, mang giá trị của rừng đến với du khách, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã và lan tỏa hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp về Vườn quốc gia Cúc Phương tới cộng đồng trong nước và quốc tế.

PV: Vậy cho đến thời điểm hiện tại, đội ngũ truyền thông của Cúc Phương có bao nhiêu thành viên và đội ngũ đã hoạt động được bao lâu rồi?

Anh Phạm Phú Cường: Khi mới thực hiện, Ban lãnh đạo Vườn đã xây dựng nhóm Truyền thông gồm 3 người: trong đó có 1 người phụ trách chung chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện, 1 người phụ trách về nội dung và 1 người phụ trách về tư liệu, hình ảnh. 

Tuy nhiên, hiện tại nhóm có 2 người: 1 người phụ trách nội dung và 1 người phụ trách về tư liệu, hình ảnh. Có thể nói từ khi thành lập vào năm 2019 đến nay, nhóm hoạt động khá hiệu quả và đã giúp lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh về Vườn quốc gia Cúc Phương đến đông đảo cộng đồng và bạn bè quốc tế.

PV: Ban truyền thông đã sử dụng những kênh truyền thông nào để giới thiệu Vườn Quốc gia đến công chúng? Và đâu là nền tảng được đội ngũ truyền thông chú trọng? Tại sao?

Anh Phạm Phú Cường: Trước đây, mọi thông tin về VQG Cúc Phương chủ yếu được tìm hiểu qua Website – một trang Web được xây dựng tương đối hoàn thiện và bài bản giúp ban quản lý giới thiệu về các hoạt động của Vườn. 

Tuy nhiên, theo xu hướng truyền thông hiện nay, Cúc Phương đã đồng thời thực hiện đa dạng các kênh truyền thông để giới thiệu và lan tỏa hình ảnh cũng như thông điệp bảo tồn thiên nhiên đến với công chúng. Một số có thể kể đến như: Các kênh truyền thông đại chúng: truyền hình, báo chí, quảng cáo, in ấn tài liệu, tờ rơi…; Các kênh truyền thông cá nhân: thông qua số điện thoại Hotline của Vườn, Emai, Zalo…; Các kênh truyền thông trên mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtobe, Tiktok. 

Trước đây, mọi thông tin về VQG Cúc Phương chủ yếu được tìm hiểu qua Website – một trang Web được xây dựng tương đối hoàn thiện và bài bản giúp ban quản lý giới thiệu về các hoạt động của VQG. 

Tuy nhiên, theo xu hướng truyền thông hiện nay, Cúc Phương đã đồng thời thực hiện đa dạng các kênh truyền thông để giới thiệu và lan tỏa hình ảnh cũng như thông điệp bảo tồn thiên nhiên đến với công chúng. Một số có thể kể đến như: Các kênh truyền thông đại chúng: truyền hình, báo chí, quảng cáo, in ấn tài liệu, tờ rơi…; Các kênh truyền thông cá nhân: thông qua số điện thoại Hotline của Vườn, Emai, Zalo…; Các kênh truyền thông trên mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtobe, Tiktok. 

 Fanpage chính thức của của VQG Cúc Phương trên nền tảng Facebook.
 Fanpage chính thức của của VQG Cúc Phương trên nền tảng Facebook.

 

PV: Vậy đội ngũ truyền thông đã có những hoạt động cụ thể nào trong việc quảng bá hình ảnh Vườn Quốc gia Cúc Phương đến công chúng? Và đâu là hoạt động có sức ảnh hướng lớn nhất?

Anh Phạm Phú Cường: Tại Cúc Phương có rất nhiều hoạt động như: Trồng cây "Thêm xanh cho cánh rừng già" – hoạt động kêu gọi du khách tham gia chương trình trồng cây tại Cúc Phương nhằm hưởng ứng chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh” của Chính phủ. Ngoài ra còn có Bộ Chương trình Giáo dục Trải nghiệm thiên nhiên dành cho học sinh phổ thông các cấp, Trại hè “Lớn lên cùng đại ngàn”… Thông qua tất cả những sản phẩm, hoạt động này Cúc Phương mong muốn lan tỏa xuyên suốt thông điệp nâng cao nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên tới cộng đồng.

Hiện nay Cúc Phương đang làm rất tốt công tác truyền thông lan tỏa các sản phẩm du lịch cũng như thông điệp từ “Mẹ thiên nhiên” thông qua hình thức trực tiếp tới du khách. Chính những hướng dẫn viên du lịch và các cán bộ, nhân viên công tác tại Vườn sẽ là cầu nối để chia sẻ, lan tỏa thông điệp tới du khách trong và sau quá trình tham quan, trải nghiệm tại Vườn. Đặc biệt, đối với các bạn học sinh, sinh viên – đây chính là nhóm công chúng giữ vai trò “đại sứ” giúp lan tỏa thông điệp đén với nhiều người hơn. 

Cùng với đó, trong những năm vừa qua Cúc Phương luôn phát triển mạnh công tác truyền thông qua các nền tảng xã hội như: Fanpage, Youtube, Website, Tiktok… Bên cạnh đó, Vườn còn đón nhận sự quan tâm, đồng hành và vào cuộc mạnh mẽ đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương. Chính sự hỗ trợ này đã giúp Vườn được cộng đồng biết đến nhiều hơn. Thông điệp về bảo vệ động vật hoang dã hay bảo vệ thiên nhiên cũng từ đó được lan tỏa rộng rãi tới nhiều đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như: Các chương trình của Đài VTV, VTC phát trên sóng trên truyền hình Việt Nam, Truyền hình thông tấn VN, Truyền hình Quốc hội, Báo VNxpress, Báo Môi trường, Thanh niên, Lao động, Nhân dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình,… Ngoài ra còn có hàng trăm các đơn vị khác trên cả nước. Tất cả đều là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để Cúc Phương ngày càng làm tốt nhiệm vụ của mình vì sứ mệnh cao cả mà vườn đề ra. Nhân dịp này, Vườn cũng xin được gửi tới các đơn vị cơ quan Truyền hình, thông tấn, Báo chí trên cả nước lời tri ân sâu sắc, xin kính chúc các anh chị phóng viên nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên nói riêng.

PV: Đâu là đối tượng mục tiêu (tệp công chúng) mà ban truyền thông chú trọng hướng đến trong việc xây dựng chiến lược truyền thông phát triển lâu dài? Tại sao? Ngoài ra, đối với các tệp công chúng khác nhau, đội ngũ có xây dựng nội dung truyền thông cụ thể cho họ hay không? 

Vườn Quốc gia Cúc Phương thường xuyên đăng tải các video trên nền tảng Youtube.
Vườn Quốc gia Cúc Phương thường xuyên đăng tải các video trên nền tảng Youtube.

Anh Phạm Phú Cường: Mục tiêu chiến lược của Cúc Phương trong giai đoạn mới đó là nâng cao nhận thức về thiên nhiên bằng cách lấy du lịch sinh thái làm nền tảng. Dựa trên thành quả của công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và cứu hộ bảo tồn, ban quản lý mong muốn xây dựng Cúc Phương giống như một “bảo tàng sống”, một “ngôi trường” lớn về thiên nhiên, nơi các thế hệ học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập, trải nghiệm. Thông qua những hoạt động đó, Vườn mong muốn những thông điệp nâng cao nhận thức về thiên nhiên sẽ được lan toả rộng rãi hơn. Chính vì thế, đối tượng mà Vườn đặc biệt hướng tới đó là thế hệ trẻ, các bạn nhỏ, thế hệ tương lai của đất nước. Cho nên, công tác truyền thông cũng cần bám theo định hướng này.

Còn đối với việc xây dựng nội dung cụ thể cho từng đối tượng thì hiện nay, tại Cúc Phương đã tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều chương trình, sản phẩm, các chương trình tham quan, trải nghiệm phù hợp với nhiều đối tượng công chúng khác nhau như: tham quan du lịch, tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm hay nghiên cứu và học tập,… Với từng nhóm đối tượng sẽ đều có các hoạt động phù hợp riêng biệt.

PV: Vậy cho đến hiện tại, đội ngũ đã có những cách thức đánh giá hiệu quả truyền thông cho các hoạt động truyền thông của Vườn như thế nào?

Anh Phạm Phú Cường: Công tác truyền thông tại Cúc Phương trong những năm gần được đẩy mạnh về cả hình ảnh và thông điệp liên quan đến việc bảo tồn thiên nhiên. Các nhà nghiên cứu, các đơn vị bảo tồn thiên nhiên, tình nguyện viên trong nước và quốc tế, khách tham quan du lịch và học sinh tới học tập và trải nghiệm thiên nhiên tại Cúc Phương cũng ngày càng tăng. Điều này cũng cho thấy hiệu quả và ảnh hưởng của các công tác truyền thông tại Vườn.

Tuy nhiên, trên thực tế nhóm cũng cũng chưa có phương pháp cụ thể nào để đánh giá chính xác về hiệu quả của công tác truyền thông vì lý do liên quan đến nhân sự cũng như chuyên môn.

 Nền tảng Tik Tok của Vườn Quốc gia Cúc Phương thu hút sự theo dõi của nhiều người.
 Nền tảng Tik Tok của Vườn Quốc gia Cúc Phương thu hút sự theo dõi của nhiều người.

PV: Có thể nói, việc làm truyền thông là không hề đơn giản. Vậy trong thời gian làm việc vừa qua, đội ngũ đã gặp phải những thách thức nào?

Anh Phạm Phú Cường: Hoạt động truyền thông từ lâu đã rất phổ biến trong các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị kinh danh, tuy nhiên trong các đơn vị hành chính công thì chưa được chú trọng phát triển. Truyê nhiên có thể thấy, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của xã hội ngày nay, việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại các đơn vị hành chính đang lại đang là xu hướng tại hầu hết các cơ quan, đơn vị.

Tại Vườn quốc gia Cúc Phương, công tác truyền thông được Ban lãnh đạo Vườn rất quan tâm, chú trọng đẩy mạnh và phát triển trong những năm gần đây. Những cán bộ được giao làm công tác này đã có nhiều năm công tác tại Vườn, trải qua nhiều lĩnh vực công tác, có kiến thức về rừng về thiên nhiên môi trường và động vật hoang dã và có tình yêu với rừng, với thiên nhiên. Tuy nhiên, một vấn đề lớn được coi là thách thức với nhóm truyền thông của Vườn đó là không được đào tạo về lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin. Tất cả kiến thức chủ yếu đều là tự học, tự tìm hiểu, do đó đẫn đến việc bị hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc xây dựng Kế hoạch truyền thông lâu dài, đặc biệt là việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh hoạt động truyền thông.

PV: Trong thời gian tới, Ban truyền thông có những kế hoạch gì để giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng quốc gia?

Anh Phạm Phú Cường: Hoạt động giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức bảo tồn tai các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam luôn được chú trọng đặc biệt. Là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập từ năm 1962, trong tiến trình lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ trụ cột được giao thì các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường, thiên nhiên 

Từ năm 1996, Cúc Phương đã triển khai hoạt động động giáo dục, nâng cao nhận thức bảo tồn tại các thôn bản, cộng đồng dân cư vùng đệm của Vườn, hoạt động này đã thực hiện rất hiệu quả và trở thành mô hình để các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam học tập áp dùng triển khai tại đơn vị mình. Đến nay, Cúc Phương không chỉ triển khai hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức bảo tồn đối với cộng đồng vùng đệm mà còn thực hiện đối với du khách tới tham quan thông qua các hoạt động du lịch sinh thái.

PV: Vậy Cúc Phương đã có chương trình hợp tác nào với các tổ chức bảo tồn, trường học hoặc cơ quan truyền thông để quảng quá hình ảnh của mình hay chưa?

Anh Phạm Phú Cường: Hoạt động truyền thông lan tỏa, quảng bá hình ảnh về Vườn quốc gia Cúc Phương hầu hết được nhóm truyền thông tự triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch và yêu cầu của Ban lãnh đạo. Thời gian gần đây Cúc Phương cũng mới có phối hợp với Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại - Học viện ngoại giao, tổ chức Cuộc thi “Nhà Truyền thông tài ba” – thông qua cuộc thi hình ảnh của Cúc Phương cũng đã được nhiều người biết đến, lượt xem và truy cập vào các trang của Vườn cũng theo đó mà tăng lên.

PV: Trong tương lai, VQG Cúc Phương có kế hoạch gì để đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên nền tảng số? Các hoạt động đó được triển khai ra sao?

Anh Phạm Phú Cường: Để đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, bộ phận truyền thông sẽ có kế hoạch đề nghị lãnh đạo Vườn tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và chuyên môn về lĩnh vực truyền thông. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm truyền thông, sản xuất các sản phẩm truyền thông chất lượng cao phù hợp với xu hướng của xã hội hơn, đặc biệt là việc kêu gọi sự hỗ trợ từ người trẻ trong việc xây dựng các Video Review về Cúc Phương,… Cũng với đó, vườn cũng mong muốn tăng cường các hoạt động phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều đối tác hơn để quảng bá, lan tỏa hình ảnh về Vườn đến công chúng nhiều hơn.

PV: Cảm ơn anh Phạm Phú Cường đã tham gia buổi phỏng vấn hôm nay!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN