Khu Di Tích Đá Chông – Mật danh K9

(Sóng Trẻ) -  Trên quả đồi nhỏ um tùm cây rừng cổ thụ, nằm bên hữu ngạn sông Ðà, ngay dưới chân núi Ba Vì hùng vĩ, có một di tích đã trở thành thiêng liêng với người Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước và là điểm đến thu hút đông khách viếng thăm. Ðó là khu di tích Ðá Chông - K9 thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây).

Khu di tích Đá Chông – K9 là nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến nghỉ ngơi, làm việc và cũng là địa điểm được chọn để lưu giữ thi hài Bác sau khi mất trong những năm tháng chiến tranh từ năm 1969 đến năm 1975. Nơi đây được gọi là Đá Chông vì có rất nhiều tảng đá nhọn dựng đứng như kiểu bão chông.

Những hòn đá được mọc lên tự nhiên như hình mũi chông lưỡi mác, nên nhân dân ta đã đặt tên là Đá Chông. Dưới chân ba phiến đá, chính là nơi Bác Hồ từng ngồi nghỉ ăn cơm nắm muối vừng. Ba phiến đá này được người chuyên gia Liên Xô ví rằng đó là một gia đình nhỏ, hòn đá lớn nhất hơi hướng ra nài như hình tượng người Cha, hướng về công tác đối nại nhiều hơn; nhỏ hơn là Mẹ; bé nhất là Con, vì với Bố Mẹ thì con bao giờ cũng còn bé bỏng, nên nép mình vào Bố Mẹ để được che chở.

 

khu di tích đá chông tại Ba Vì


Với địa thế vô cùng hiểm trở, rừng rậm rạp, rễ cây đan chặt vào nhau, cùng với địa thế ngã ba sông: bên là Ba Vì (Hà Tây cũ), bên kia sông là Phú Thọ, phía Đông là tỉnh Hòa Bình, nơi một con gà gáy mà 3 tỉnh đều nghe thấy. Chính vì vậy, căn phòng trú ẩn ở đây chưa bao giờ phải đưa vào sử dụng. Bởi vì, từ trước khi Bác lên Đá Chông cũng chưa có bất cứ một mũi tên, hòn đạn, quả bom nào lạc vào.

Giống như dưới phủ Chủ Tịch, nơi đây cũng được quây một ao cá với bán kính bể cân xứng với chiều cao của mỏm đá mọc lên tự nhiên, tạo thành một tiểu cảnh tôn tạo cho toàn bộ khu di tích. Trong bể gồm những chú cá chép vàng, do bác Tạ Quang Ngọc – Bộ trưởng Bộ thủy sản cuối cùng Việt Nam ta đã tặng đơn vị. Một số những con cá được mang từ dưới phủ Hồ Chủ tịch lên và có thêm một vài con rùa Yên Tử, được mang từ Quảng Ninh.

Cuối cùng là 3 chiếc xe ôtô được Liên Xô viện trợ trong thời gian chiến tranh, sau này ta đã cải tiến và lắp thêm các bộ phận cho xe, để thuận lợi cho năm tháng chiến tranh. ZIL 157 của Liên Xô, dùng để di chuyển thi hài Bác giữa Hà Nội - Đá Chông đường trường là 4 lần; chiếc xe thứ 2 là UAZ cứu thương, di chuyển thi hài Bác 3 lần trong nội thành Hà Nội khi Bác mới qua đời và chiếc xe thứ 3 là xe PAZ lội nước, vừa đi được trên cạn vừa đi dưới nước, khi xuống nước xe nổi lên như xuồng và có 2 chân vịt rẽ nước dễ dàng hơn.

Và từ khi sau khi Bác mất đến bây giờ, các công trình được Đoàn 285 bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn . Cây cối được chăm sóc chu đáo nên luôn xanh tươi trong đó có nhiều giống cây quý từ  khắp mọi miền của Tổ quốc. Sát với  khu di tích là con sông Đà nước vẫn trong  xanh, quả là sơn thủy hữu tình xứng đáng được gọi đây là chốn non tiên.      

Phùng Thu Trang

Lớp báo mạng điện từ k29

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN