Kí ức của người cựu chiến binh, cựu giáo thời chiến tranh khốc liệt

(Sóng trẻ) - “Đêm ấy đạn pháo B52 rít liên hồi, tôi cùng các đồng đội chuyển tử thi, phải len lách dưới giao thông hào tới chỗ mai táng. Thời kì đế quốc Mỹ dùng chính sách “vành đai trắng”, chiến trách ác liệt vô cùng”. Ông Hà Văn Lạc (Hà Lạc),  cựu chiến binh, cựu nhà giáo kể lại những năm tháng làm nhiệm vụ kháng chiến gian khó.

ki-uc-nguoi-cuu-binh-1.jpg
Cựu chiến binh, cựu nhà giáo Hà Văn Lạc

 

Trưởng thành từ một thiếu sinh quân liên khu IV

Hà Lạc sinh ra trong gia đình có người anh cả là cán bộ giảng dạy trường Lục Quân I, đã sớm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Bố mẹ cũng lâm bệnh nặng và qua đời từ khi ông còn nhỏ. 

Tiếp nối tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến, với khẩu hiệu sục sôi, “Mỗi người dân là một người lính”, “Mỗi nhà là một pháo đài”, “Mỗi làng là một mặt trận”, ông Hà Lạc từ độ tuổi 15 đã vào trường Thiếu sinh quân Liên khu IV để theo học và rèn luyện. Xa gia đình, được sự đùm bọc của đồng đội, bao nhiêu năm tháng ở trường là bấy nhiêu năm sống với tình thương đồng đội sâu sắc.

“Tôi nhớ những tối đồng đội chụm đầu nhau dưới ánh sáng chao đèn giấy, khom lưng miệt mài học tập. Trên bãi tập ai nấy đều hăng say tập luyện. Những người lính Thiếu sinh quân tuổi đời 14, 15 chân đi giày vải, áo vải sợi đôi mãi là kỉ niệm không thể nào quên”. Ông Hà Lạc nhớ về thời gian được học tập trong môi trường quân đội.

Vài năm cuối trước khi giải thể, nhiều lớp đàn anh của ông đã chuyển vào quân chính. Khi giải thể, ông Hà Lạc thuộc diện về công tác ở địa phương theo sự sắp xếp của trường do không đủ điều kiện vào quân chính. Từ năm 1957 đến năm 1959, ông công tác giáo dục tại Nghệ An và được công nhận là chiến sĩ thi đua hai năm liền. 

“Chắc tay phấn, vững tay súng”

Kỉ niệm ùa về, những tháng ngày chiến tranh gian khổ, mùi máu của đồng đội hi sinh, mùi bom đạn, tất cả như còn vẹn nguyên khi nhắc đến vùng đất Vĩnh Linh. Năm 1960, ông Hà Lạc được Bộ Giáo dục biệt phái vào đặc khu giới tuyến Vĩnh Linh (Quảng Trị). Tại đây, ông vừa làm nhiệm vụ giảng dạy vừa trực chiến khi có lệnh. 

Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là nơi dòng sông Bến Hải chia cắt giới tuyến chảy qua. Đây vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền Nam.

“Ngày còn chiến đấu ờ Vĩnh Linh khốc liệt vô cùng. Nhiều trận mưa bom của không quân Mỹ, pháo hạm đội ngoài biển phóng vào, các ụ vào từ bờ Nam, phóng ra liên tục. Điển hình là trận chiến 4 ngày đêm liên tục từ 20 đến 24 tháng 6 năm 1967 tại Vĩnh Quang, Vĩnh Linh. 

Tại chiến hào chỉ có nước lã và lương khô. Những ngày này Vĩnh Quang không còn một mái nhà. Tôi dạy học cho học sinh dưới địa đạo, bao giờ ngừng chiến đấu thì tiếp tục dạy học”. Ông Hà Lạc xúc động kể lại.

Mưa bom bão đạn là thế nhưng ông Hà Lạc vẫn luôn cố gắng hết sức, tận dụng hết thời gian để dạy con chữ cho học sinh. Việc dạy học cũng được tính toán theo quy luật. Bom B52 khi địch thả sẽ thả theo từng đợt, có đợt đánh liên tiếp rồi ngừng. Thầy và trò cũng theo đó mà dạy học, khi bom đã ngừng rơi. Tuy nhiên, quân địch thường xuyên đánh tọa độ, điều này làm dân ta không lường trước được. Vậy nên, vùng đất Vĩnh Linh năm đó người chết rất nhiều, sập hầm liên tục và ảnh hưởng đến việc học tập và giảng dạy. Cũng vì chiến tranh liên miên như thế, các em học sinh ở đây ngoài học các môn chính, còn được học sơ cứu khi bị thương, mỗi người được cấp một túi thuốc gồm thuốc cảm và thuốc sát trùng. Tất cả đều được quân y ở Vĩnh Linh tập huấn, chữa ngạt khi sập hầm, bó băng.

2.jpg
3.jpg
Túi đựng đồ sơ cứu thời còn ở Vĩnh Linh.

 

Vĩnh Linh năm ấy khốc liệt và chìm trong khói bom. Hàng nghìn học sinh được chuyển xuống các địa đạo. Khi địch ít bắn phá hơn, ông Hà Lạc đã xin phép cấp trên cho các em cuối cấp tiếp tục học ở nơi an toàn, học cho hết chương trình để thi tốt nghiệp. Gợi lại về miền kí ức ám ảnh thời chiến, ông chia sẻ thêm: 

“Có đêm tôi cùng giáo viên nhà trường chôn cất các liệt sĩ quân giải phóng từ bờ Nam sông Bến Hải chuyển ra. Đêm ấy, đạn pháo và bom B52 rít liên hồi. Chuyển tử thi phải len lách dưới giao thông hào tới chỗ mai táng. Xong nhiệm vụ chúng tôi lại trở về, chuẩn bị cho công tác dạy học hôm sau”.

Với phương châm “còn người là còn tất cả”, Vĩnh Linh đã thực hiện chiến dịch di dân có một không ai trong lịch sử. Chiến dịch mang mật danh K.8 đưa 3 vạn học sinh di tán ra Bắc. Ông Hà Lạc đã cùng đồng nghiệp dẫn dắt hơn 700 học sinh Vĩnh Quang – Cửa Tùng cùng hành quân trong đội hình măng non bất tử ấy.

Lúc làm nhiệm vụ chiến đấu, ông chiến đấu với trái tim người lính rực lửa, hừng hực khí thế. Nhưng khi đứng lớp, ông lại là người thầy ân cần, hết mực thương yêu học trò của mình. Nhiệm vụ song song quả thật không dễ dàng đối với ông. 

Dạy học từ thời chiến đến thời bình 

Sau chiến tranh kết thúc, ông Hà Lạc tiếp tục về Nghệ An dạy học. Từ một giáo viên cấp I sau nhiều năm, ông về dạy tại trường cấp III Hưng Nguyên cho đến khi nghỉ hưu. Người lính thiếu sinh quân áo vải sợi đôi năm đó giờ đã ngoài 80 tuổi, ông đã có hơn 40 năm trong ngành giáo dục, được nhà nước trao tặng nhiều huân chương vì sự nghiệp giảng dạy. Khi được hỏi cảm xúc dạy học ở thời chiến so với thời bình, ông chỉ mỉm cười và nói: 

“Thời chiến gian khó là thế nhưng rồi cũng rất hạnh phúc vì các học trò của tôi năm xưa giờ đã trưởng thành và thành công. Có những học trò tôi được gặp lại sau 50 năm kể từ khi kháng chiến ở Vĩnh Linh, thầy trò vui mừng khôn xiết cùng ôn lại kỉ niệm, cảm giác như được sống lại những năm tháng đó. Cả đời cóng hiến cho giáo dục, chỉ cần nhìn học trò yêu thương mình như vậy, nỗ lực thành công như vậy là đủ với tôi”.

4.jpg
Bức thư tay của ông gửi cho học trò cũ ngày còn dạy ở Vĩnh Linh, được học sinh mang đến sau 50 năm gặp lại.

 

Kí ức về vùng đất lửa Vĩnh Linh, những ngày dạy học dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ngày ra trận ngày giảng dạy. Tất cả đã để lại trong ông, người cựu binh, cựu giáo những kỉ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. 

Kí ức về vùng đất lửa Vĩnh Linh, những ngày dạy học dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ngày ra trận ngày giảng dạy. Tất cả đã để lại trong ông, người cựu binh, cựu giáo những kỉ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN